Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Có nguy hiểm không nếu bạn mắc bệnh viêm gan C?

Thảo luận trong 'CHUYỂN ĐỀ SỨC KHỎE' bắt đầu bởi haiyen93, 5/11/16.

  1. 5/11/16 lúc 22:15

    haiyen93

    Junior Member

    haiyen93
    Tham gia:
    4/11/16
    Bài viết:
    14
    Được thích:
    0
    Viêm gan siêu vi C là một bệnh do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Bệnh có thể gây nhiễm trùng cấp tính và cả mãn tính. Vậy viêm gan C có phải là một căn bệnh nguy hiểm không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


    [​IMG]
    Viêm gan C có phải là một căn bệnh nguy hiểm? – Ảnh minh họa​

    Viêm gan C là gì?


    Viêm gan C (hay còn gọi viêm gan siêu vi C, viêm gan virus C) là một trong những bệnh về gan do virus viêm gan C (HCV) gây nên.


    Không giống với virus viêm gan B, virus viêm gan C khó ở môi trường bên ngoài cơ thể. Chính vì vậy khả năng lây nhiễm của virus viêm gan C không mạnh như virus viêm gan B. Tuy nhiên, virus viêm gan C lại nguy hiểm hơn virus viêm gan B gấp nhiều lần. Phần lớn người nhiễm viêm gan C sau giai đoạn cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính – giai đoạn mà người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng xơ gan, ung thư gan.

    Triệu chứng viêm gan C


    Giai đoạn cấp tính


    Là giai đoạn 6 tháng đầu sau khi virus viêm gan C vào trong máu. Ở giai đoạn này, khoảng 30% người bệnh sẽ có các triệu chứng như:​

    • Bỗng dưng cảm thấy khó chịu (giống như bị cảm cúm)​
    • Nhức đầu​
    • Mệt mỏi​
    • Buồn nôn hoặc nôn mửa​
    • Đau dạ dày​
    • Đau khớp hoặc cơ bắp​
    • Có những bất thường trong việc đi tiểu hoặc đại tiện​
    • Vàng mắt, vàng da (tuy nhiên triệu chứng này rất ít xuất hiện ở giai đoạn sớm)​
    Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần rồi thuyên giảm. Lúc này, có 2 trường hợp xảy ra: 1, bệnh nằm vào giai đoạn “ngủ yên”, không hoạt động hoặc 2, bệnh tiếp tục tiến triển sang giai đoạn 2.


    Giai đoạn mạn tính


    Ở giai đoan này, mặc dù gan mỗi ngày một yếu đi nhưng những triệu chứng cũng vẫn chưa hề bộc lộ rõ ràng. Chỉ rất khoảng 6% bệnh nhân viêm gan C giai đoạn mạn tính cảm thấy có một số triệu chứng như:​

    • Mệt mỏi vào xế chiều​
    • Giảm khả năng tập trung​
    • Đâu lâm râm, nhoi nhói ở phần hạ sường phải​
    • Buồn nôn​
    • Khó chịu​
    • Da nổi ngứa​
    • Đau khớp xương, bắp thịt​
    Nếu trong giai đoạn này, bệnh không được phát hiện và điều trị thì sẽ mỗi ngày một nặng hơn. Gan mỗi ngày một viêm hơn, đưa đến giai đoạn hình thành sẹo gan.


    Vậy có nguy hiểm không nếu mắc viêm gan C?


    Viêm gan C tiến triển một cách âm thầm nhưng chúng phá hoại gan một cách “khủng khiếp” và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm. Hiện tại, viêm gan C cũng chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bởi virus viêm gan C là một loại virus linh hoạt, có thể biến đổi ARN để vượt qua rào cản của hệ miễn dịch, gây nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu vắc-xin.


    Tuy nhiên nếu không may bị nhiễm viêm gan C, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi nếu điều trị đúng phác đồ, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp điều trị của bác sĩ và kiên trì điều trị, không nên vì thấy bệnh tiến triển chậm mà bỏ cuộc. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm gan C cần có một chế độ ăn uống phù hợp, một chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan để góp phần điều trị bệnh thành công. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng thêm một số loại thảo dược hay thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng và bảo vệ tế gan, hạn chế sự hoạt động virus. Lưu ý rằng, bạn nên lựa chọn thật kỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này, tuyệt đối không sử dụng các loại sản phẩm hay các bài thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường.

    Chi tiết: Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?

    Điều trị viêm gan C như thế nào?


    Viêm gan C là căn bệnh nguy hiểm nhưng hiện nay đã có thuốc chữa khỏi. Hiện nay, Interferon và Ribavirin đang là hai loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm gan C.

    Interferon là protein có chức năng miễn dịch do cơ thể sản sinh ra. Chúng tham gia vào quá trình điều hòa và đáp ứng miễn dịch nhằm loại bỏ các tác nhân xâm nhập bên ngoài, trong đó có cả virus. Đối với những người đang trong giai đoạn viêm gan C mạn tính, cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất đủ số lượng Interferon để chống lại virus. Do đó, việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp cung cấp đủ lượng Interferon để tiêu diệt virus viêm gan C. Thuốc thường được dùng qua đường tiêm dưới da.​
    Ribavirin thường có dạng viên nén hoặc viên nang. Thuốc chống lại sự phát triển của virus bằng cách ức chế không cho virus sinh sản, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hệ miễn dịch tiêu diệt và đào thải virus ra khỏi cơ thể.​


    Nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp 2 loại thuốc trên thì tỷ lệ khỏi bệnh ở bệnh nhân viêm gan C là 50% đến 70% (tùy từng thể virus). Sau khi khỏi bệnh, tỷ lệ tái phát hàng năm là dưới 5%. Như vậy có thể nói, bệnh viêm gan C đã có thể điều trị khỏi hoàn toàn.


    Ngoài Interferon và Ribavirin, hiện nay trên thế giới các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc thế hệ mới để điều trị viêm gan C. Thực tế, từ đầu năm 2015, các cơ sở y tế ở Mỹ đã bắt đầu sử dụng rộng rãi Sofosbuvir – một loại thuốc mới trong điều trị viêm gan C. Sofosbuvir đã được chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan C đạt hiệu quả cao, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh lên tới 93 – 99%, tỷ lệ tái phát thấp (khoảng 1%). Sự ra đời của Sofosbuvir đã đánh dấu một bước tiến dài trong điều trị viêm gan C, cuộc chiến chống siêu vi C của toàn nhân loại đã “bước sang một kỷ nguyên mới”. Đây quả thực là một tin vui cho tất cả bệnh nhân viêm gan C.


    Tuy nhiên tại Việt Nam, việc điều trị viêm gan C hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Với phác đồ chuẩn sử dụng Interferon và Ribavirin, 1 tháng bệnh nhân tốn khoảng 10 triệu đồng tiền thuốc. Chưa kể hàng tháng người bệnh viêm gan C còn phải làm các xét nghiệm định lượng kiểm tra, các chi phí khám chữa bệnh khác. Như vậy, chi phí thuốc cho một liệu trình điều trị ước tính lên đến 60 tới 120 triệu đồng. Với phác đồ điều trị mới (có Sofosbuvir), chi phí hàng tháng còn cao hơn rất nhiều. Đây là những con số vượt quá khả năng chi trả của phần lớn người dân Việt Nam, nơi thu nhập bình quân đầu người ước tính năm 2015 chỉ đạt 45,7 triệu đồng/năm. Điêu này khiến nhiều bệnh nhân nản chí, điều trị ngắt quãng hoặc bỏ cuộc, nhất là những bệnh nhân thu nhập thấp, điều kiện kinh tế khó khăn.​



    Nguồn: viemganc.vn​
     

Chia sẻ trang này