Cây Xương khô, có nơi lại gọi là San hô xanh, cành giao, cây nọc rắn, cây càng tôm…. tên khoa học là Euphorbia tirucalli L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiceae. Mô tả: Cây nhỡ, có thể cao tới 4-8m. Thân to bằng cổ tay, nhiều cành gần như mọc vòng, hình trụ, dài, màu lục, nom như cành san hô. Các cành nhỏ có lá. Lá hẹp, rụng rất sớm, dài 12-16mm, rộng 2mm. Cụm hoa có bao chung nhỏ, 5 tuyến hình bầu dục, nhị nhiều; nhụy có 3 vòi chẻ đôi, đầu nhụy hình đầu. Quả nang ít lông, có 3 mảnh lồi. Hạt hình trái xoan nhẵn. Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Euphorbiae Tirucalli. Nơi sống và thu hái: Loài nguyên sản ở châu Phi (Madagascar), được nhập trồng làm cây cảnh, có khi được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt. Thành phần hóa học: Cây chứa euphorbon; từ nhựa tươi đã tách được isoeuphorol, từ nhựa khô có một ceton là euphorone. Tính vị, tác dụng: Toàn cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khư phong, tiêu viêm, giải độc. Nhựa cây rất độc, có thể làm mù mắt; nó gây phồng làm nóng đỏ, chống kích thích, xổ. Nhựa này sẽ khô đặc lại ngoài ánh nắng và khi ngâm trong nước sẽ cho loại nhựa như cao su. Công dụng, chỉ định và phối hợp trên thế giới: Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị thiếu sữa, nấm ngoài da, khớp xương buốt đau. Ấn Độ, nhựa cây được dùng trị mụn cóc, thấp khớp, đau thần kinh, đau răng, trị ho, hen suyễn, đau tai và dùng duốc cá. Indonesia, cũng dùng nhựa trị bệnh ngoài da, rò, mụn mủ, bướu, táo bón và làm thuốc tẩy. Thái Lan, nhựa tươi cũng được dùng ngoài trị mụn cóc. Nhiều nước (Ấn Độ, Indonesia, Philippine,... ) người ta dùng cây và nhựa để duốc cá. Việt Nam, cành lá cũng được dùng trị bệnh ngoài da, táo bón và liệt dương (Viện Dược liệu). Cành dùng dể đun nước xông hơi chữa bệnh viêm xoang; rễ cây dùng trị loét mũi và trĩ. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa đau răng. Cây còn có thể trị được các bệnh khác như mụt cóc, viêm, bong gân tay chân, thấp khớp, đau đầu ngón tay tự xưng, cá đâm, rắn cắn, … Cách dùng: Nhựa thường dùng bôi; cành và rễ dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc đun nước xông hơi. Phân biệt cây thuốc: Cây xương khô (cây giao) có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương khô có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy “có nhiều mủ trắng đục như sữa” thì chắc là đúng cây thuốc. Chú ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt. Cây giao: có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh. Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao (cây xương khô) Điều đầu tiên trong bài thuốc này, “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt. Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy. Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi. Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên. Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng. Qua nhiều năm thực nghiệm cho thấy: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.” Diễn biến khi điều trị bệnh viêm xoang: Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”. Lưu ý: Để an toàn, bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm bỏng. Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. Không nên ngồi chính diện với vòi ấm, nên để vòi ấm quay hơi nghiêng sang 1 bên để tránh hơi nóng xông thẳng. Còn nếu thấy vẫn không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì mở bếp cho nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi. Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian từ cây giao. Chữa đau răng Hái lấy chừng 50g cành Xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90°C. Mỗi lần dùng một thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngâm một chốc, sau đó nhổ đi; ngày ngậm 3-4 lần. Mụn cóc – Mụn thịt Bẻ chỗ giao nhau giữa hai đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm hai lần. Khoảng một tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường. Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu ngón tay (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau: Lấy một lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ, trộn chung với một ít muối bột, cho vào bao nylon, đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau, dùng vải quấn hay bó lại, sau một đêm là khỏi. Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rết cắn Lấy mủ cây xương khô bôi trực tiếp vào vết thương. (ST)
Họ ko có thì cũng đặt hàng dùm bạn được hà,cây này dễ trồng nên nhiều và rẻ,tầm 50-70k chậu to đùng thoai!
Bạn ở đâu? Có thể cho mình 1 số về chửa cho gia mình hok? sdt: 0979755959. yahoo: quockhanh_btdt. Cám ơn.
Anh em nào bị xoang thì đều hiểu bệnh này ko trị dứt được,nó chỉ giúp ngăn cơn bệnh thời gian đó,khi thời tiết thay đổi,ô nhiễm bụi thì lại tái phát,v.v..còn tùy thể trạng mỗi người mà có hợp thuốc hay ko nữa,có bệnh vái tứ phương mà :-*
Bệnh viêm xoang thấy vậy chứ cũng nguy hiểm lắm đấy ! Các bạn có thể tham khảo cách chua viem xoang bằng thuốc viên thảo dược SINUS PLUS đấy!
e cũng bị xoang. ngồi làm đeo khẩu trang, ( hít khói chì nó nhức kinh khủng ) khách nói e điệu. :cry: