Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Chất tạo ngọt trong đồ uống ăn kiêng có thể gây ung thư?

Thảo luận trong 'CHUYỂN ĐỀ SỨC KHỎE' bắt đầu bởi NguyenLong248, 15/7/23.

  1. 15/7/23 lúc 08:42

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,781
    Được thích:
    7,812
    Chất tạo ngọt trong đồ uống ăn kiêng có thể gây ung thư? | Góc nhìn quốc tế


    Chất tạo ngọt trong đồ uống ăn kiêng có thể gây ung thư? |
    Góc nhìn quốc tế Trong thông cáo báo chí mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đưa aspartame (một chất tạo ngọt nhân tạo) vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư. Đáng chú ý, chất này hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong thực phẩm, thức uống của con người để thay thế đường. Để tìm hiểu rõ hơn về aspartame và những tác động của nó đối với sức khỏe con người, xin mời quý vị cùng theo dõi chương trình ‘Góc nhìn Quốc tế’ ngày hôm nay!


     
    mientay_mobileHiếu Moura thích điều này.
  2. 15/7/23 lúc 08:45

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,781
    Được thích:
    7,812
    WHO cảnh báo chất tạo ngọt aspartame: Có đáng lo?


    Chất tạo ngọt aspartame bị coi là "chất có thể gây ung thư cho con người", nhưng không có nghĩa uống soda chứa aspartame sẽ bị bệnh ung thư. Con người vẫn được phép tiêu thụ aspartame nhưng với liều lượng khuyến nghị.


    [​IMG]


    Những chai Diet Coke - loại thức uống có ga dành cho người ăn kiêng của hãng Coca Cola - được bày bán tại một cửa hàng ở TP New York, Mỹ hôm 28-6 - Ảnh: Reuters

    Ngày 13-7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo xếp chất làm ngọt nhân tạo aspartame vào danh sách các chất "có thể gây ung thư cho con người" nhưng lưu ý chất này vẫn an toàn nếu được tiêu thụ trong giới hạn khuyến nghị hằng ngày.

    Đây là chất tạo ngọt nhân tạo phổ biến được tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm như soda ăn kiêng và kẹo cao su không đường.

    90 nước đánh giá an toàn

    Kết luận nói trên được đưa ra dựa trên hai hoạt động nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh ung thư và chất aspartame. Hoạt động thứ nhất là của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc WHO.

    Cơ quan này xếp aspartame vào danh sách các chất có thể gây ung thư thuộc phân nhóm 2B, sau khi ghi nhận một số bằng chứng cho thấy chất này liên quan đến một loại bệnh ung thư gan. Tuy nhiên, các thí nghiệm trên động vật cho thấy chưa đủ bằng chứng để khẳng định chất này là tác nhân gây ung thư.

    Với việc IARC đánh giá aspartame là "chất có thể gây ung thư cho con người", điều này đồng nghĩa có ít bằng chứng cho thấy mối liên hệ tiềm ẩn với ung thư và aspartame sẽ được xếp vào cùng nhóm với chiết xuất lô hội và một số loại rau ngâm chua ở châu Á.

    Nhóm nghiên cứu thứ hai là Ủy ban chuyên gia chung về phụ gia thực phẩm do WHO cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) thành lập.

    Họ nghiên cứu aspartame và duy trì khuyến nghị chất này vẫn an toàn khi tiêu thụ trong giới hạn cho phép hiện tại. Cụ thể, giới hạn là 40 miligam aspartame/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày.

    • [​IMG]
      WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cânĐỌC NGAY

    Theo Đài CNN, mặc dù việc xếp aspartame vào danh sách các chất "có thể gây ung thư cho con người" nghe có vẻ đáng báo động, nhưng điều này không có nghĩa là uống soda ăn kiêng sẽ gây ung thư.
    Hơn 90 quốc gia, trong đó có Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Đan Mạch, Đức, Úc và New Zealand, đã đánh giá aspartame và thấy rằng chất này an toàn cho con người cũng như đã cho phép sử dụng, theo Hãng tin Reuters.

    Một số nhà khoa học và nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống lo lắng việc xếp aspartame vào danh sách các chất "có thể gây ung thư cho con người" của WHO sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

    Tuy nhiên, WHO cho biết họ hy vọng việc phân loại như vậy sẽ thúc đẩy các nhà khoa học thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về aspartame và mối liên hệ có thể có với bệnh ung thư.

    Aspartame là gì?

    Được phát hiện vào năm 1965 bởi nhà hóa học người Mỹ James Schlatter, aspartame ngọt hơn khoảng 200 lần so với đường ăn thông thường. Aspartame thường được sử dụng trong đồ uống và thực phẩm dành cho người ăn kiêng vì có ít calo hơn đường thông thường.

    Đây là một trong những chất phụ gia thực phẩm được nghiên cứu nhiều nhất hiện nay.

    Nhiều cơ quan quản lý như Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã nhiều lần nói rằng aspartame an toàn cho con người nếu được sử dụng theo các hướng dẫn. Trên thực tế, ngày 13-7 WHO vẫn không thay đổi khuyến nghị về mức tiêu thụ hằng ngày có thể chấp nhận được đối với aspartame.

    Hiệp hội Đồ uống Mỹ (American Beverage) - hiệp hội đại diện cho ngành công nghiệp đồ uống không cồn - cho biết: "Cộng đồng khoa học và quản lý đồng thuận rộng rãi rằng aspartame an toàn. Đó cũng là kết luận mà các cơ quan an toàn thực phẩm trên khắp thế giới hết lần này đến lần khác đưa ra".

    Hiệp hội này cho biết an toàn luôn là ưu tiên cao nhất trong ngành của mình. Họ nói: "Việc các cơ quan an toàn thực phẩm trên khắp thế giới, trong đó có FDA của Mỹ, tiếp tục khẳng định aspartame an toàn khiến chúng tôi tin tưởng vào độ an toàn của các sản phẩm của mình".

    Vậy sử dụng các sản phẩm chứa aspartame sao cho hợp lý? Hướng dẫn của WHO đã không thay đổi kể từ năm 1981: tối đa 40 miligam aspartame/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày.

    Các khuyến nghị của Mỹ "hào phóng" hơn một chút: Vào năm 1983, FDA đưa ra mức 50 miligam/mỗi kg trọng lượng cơ thể.

    Để đạt tới mức đó, một người bình thường sẽ phải uống rất nhiều soda hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa aspartame.

    Hiệp hội Đồ uống Mỹ cho biết soda dành cho người ăn kiêng thường chứa trung bình 100 miligam aspartame mỗi lon. Với khuyến nghị của WHO là 40 miligam aspartame/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày, một người nặng trung bình ở Mỹ là 83kg có thể uống tới 33 lon mỗi ngày và vẫn ở trong giới hạn cho phép.

    Trong khi đó, khuyến nghị 50 miligam của Mỹ sẽ cho người nặng 83kg uống hơn 40 lon một ngày.

    Có mặt trong khoảng 6.000 sản phẩm

    Aspartame là một trong những chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, đã có mặt trên thị trường trong nhiều thập niên.
    Hội đồng Kiểm soát calo (CCC) - cơ quan quốc tế đại diện cho ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống ít calo và giảm calo - cho biết aspartame được tìm thấy trong khoảng 6.000 sản phẩm trên toàn cầu.
    Chất tạo ngọt nhân tạo này thường xuất hiện trong các sản phẩm "ăn kiêng" hoặc "không đường". Aspartame có trong các loại nước ngọt có gas (Diet Coke, Coke Zero và Pepsi Zero Sugar…), nhiều loại thực phẩm (nước xốt salad không đường, kem ít calo, gelatin, bánh pudding…) hay kẹo cao su không đường như Extra. Aspartame cũng có thể được dùng trong những sản phẩm mà người ta có thể không ngờ tới, chẳng hạn như trong kem đánh răng hoặc thuốc.



    https://tuoitre.vn/who-canh-bao-chat-tao-ngot-aspartame-co-dang-lo-20230714225817572.htm
     
    Hiếu Moura thích bài này.
  3. 16/7/23 lúc 08:33

    meladongsong

    Junior Member

    meladongsong
    Tham gia:
    27/5/13
    Bài viết:
    61
    Được thích:
    19
    Người Việt Nam ăn mấy chất nầy từ 20 năm rồi, lúc bánh kẹo TQ nhập vô thị trường Việt Nam. Hồi đó nhà giàu mới mua ăn nổi còn nghèo thì quên đi. Bởi giờ hỏi sao ung thư nhiều.
     
  4. 16/7/23 lúc 09:30

    cong bentre

    No Life Poster

    cong bentre
    Tham gia:
    15/12/10
    Bài viết:
    1,987
    Được thích:
    306
    nói ko hà....bây giờ thị trường đầy..muốn ăn thì lựa món mà ăn...thấy trước mắt.. rau muống thì bẩn-chả thì chứa hàn the-thit thì tăng trọng siêu nạc- tôm thì bơm tạp chất- cá trê muốn vàng thì vàng- muốn trắng thì trắng-nước tương - mì tôm - sữa bột.....nhiều thứ nữa giờ muốn chất lượng tự trồng tự ăn
     

Chia sẻ trang này