Chất béo trans fat ẩn náu ở đâu? Chất béo trans fat hay chất béo chuyển hóa là một dạng chất béo không bão hòa. Các nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa liên quan với các bệnh tim mạch chuyển hóa, nhiễm trùng, cholesterol LDL. Hiểu được nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe này sẽ rất hữu ích trong việc điều trị và dự phòng bệnh. Tuy nhiên điều quan trọng trước tiên cần biết, chất béo trans fat ẩn náu ở đâu khi vào cơ thể? 1. Chất béo Trans Fats Chất béo Trans Fats hoặc axit béo chuyển hóa là một dạng chất béo không bão hòa, đây là sản phẩm của quá trình bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng giúp chúng trở nên rắn hơn. Tên khác của chất béo chuyển hóa ở dạng nhân tạo là dầu hydrat hóa một phần. Có hai dạng chất béo chuyển hóa là dạng tự nhiên và nhân tạo.Chất béo chuyển hóa tự nhiên hoặc động vật có trong thịt và sữa của động vật nhai lại, chẳng hạn như gia súc, cừu và dê. Chúng hình thành tự nhiên khi vi khuẩn trong dạ dày của những động vật này tiêu hóa cỏ. Những loại này thường bao gồm 2–6% chất béo trong các sản phẩm từ sữa và 3–9% chất béo trong các miếng thịt bò, thịt cừu, chỉ 2% trong thịt gà và thịt lợn. Một số đánh giá dã kết luận rằng một lượng vừa phải các chất béo này không có hại. Chất béo chuyển hóa từ động vật nhai lại được biết đến nhiều nhất là axit linoleic liên hợp (CLA), được tìm thấy trong chất béo từ sữa.Chất béo chuyển hóa dạng nhân tạo không cần thiết cho cơ thể và còn có tác dụng xấu đến sức khỏe. Chất béo chuyển hóa làm tăng mức LDL cholesterol và giảm mức HDL cholesterol. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim chuyển hóa, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2.Các Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng, chất béo trans được liên kết với 500.000 trường hợp tử vong tim mạch mỗi năm. Loại chất béo này hiện trở nên phổ biến khi các đơn vị thực phẩm thấy chúng dễ sử dụng và có giá thành rẻ. Chúng cũng có thời hạn dùng lâu dài và có thể mang lại hương vị thơm ngon cho thức ăn. Loại chất béo này hiện nay rất phổ biến trong các chuỗi thức ăn nhanh và các nhà hàng khác. Tuy nhiên, tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi các chính phủ loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi nguồn cung cấp thực phẩm trên toàn thế giới. Vì vậy nên phần lớn các công ty sản xuất thực phẩm hiện đã loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi sản phẩm. Hiện nay các nguồn chất béo chuyển hóa nhân tạo bao gồm:Thực phẩm chiên: chẳng hạn như khoai tây, khoai lang chiênCác loại bánh như; Bánh rán, nướng, bánh ngọt, bánh quy và cả bột bánh của pizzaDính bơ thực vật và các loại thức ăn ngắnThực phẩm đóng góiĐồ ăn nhanhNếu bất kỳ danh sách thành phần nào trên bao bì thực phẩm có ghi “dầu hydrat hóa một phần”, đồng nghĩa với việc sản phẩm đó chứa chất béo chuyển hóa. 2. Chất béo trans fat ẩn náu ở đâu? Lệnh cấm chất béo chuyển hóa của FDA có hiệu lực vào ngày 18 tháng 6 năm 2018 nhưng một số ít sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa vẫn được lưu hành. Với những loại thực phẩm có ít hơn 0,5 gam chất béo chuyển hóa trong mỗi khẩu phần được dán nhãn là có 0 gam chất béo chuyển hóa. Do đó, trong khi các công ty thực phẩm đang giảm hàm lượng chất béo chuyển hóa trong sản phẩm của họ, một số loại thực phẩm vẫn chứa chất béo chuyển hóa nhân tạo. Để giảm lượng tiêu thụ, tốt nhất bạn nên đọc kỹ thành phần và hạn chế tiêu thụ các sản phẩm được liệt kê dưới đây. 2.1. Bắp rang bơ Bắp rang bơ là một món đồ ăn vặt phổ biến có lợi cho sức khỏe, bản thân nó chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Tuy nhiên, một số loại bỏng ngô nướng bằng lò vi sóng có chứa chất béo chuyển hóa. Một số loại bỏng ngô nướng bằng lò vi sóng có chứa chất béo chuyển hóa 2.2. Một số loại bơ và dầu thực vật Một số loại dầu thực vật có thể chứa chất béo chuyển hóa, đặc biệt nếu dầu đã được hydrat hóa. Khi quá trình hydro hóa làm đông đặc dầu, những loại dầu hydro hóa một phần này đã được sử dụng từ lâu để sản xuất bơ thực vật. Do đó, hầu hết các loại bơ thực vật trên thị trường đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa.Bơ thực vật dạng thanh có 2,8 gam chất béo chuyển hóa trên mỗi muỗng canh và 2,1 gam chất béo bão hòa.Bơ thực vật dạng tuýp có 0,6 gam chất béo chuyển hóa trên mỗi muỗng canh và 1,2 gam chất béo bão hòa.Bơ có 0,3 gam chất béo chuyển hóa trên mỗi muỗng canh và 7,2 gam chất béo bão hòa.Hai nghiên cứu phân tích dầu thực vật bao gồm hạt cải dầu, đậu tương và ngô, cho thấy 0,4–4,2% tổng hàm lượng chất béo là chất béo chuyển hóa. Để giảm tiêu thụ chất béo chuyển hóa từ bơ thực vật và dầu thực vật, hãy tránh các sản phẩm có chứa dầu hydro hóa một phần hoặc chọn các loại dầu lành mạnh hơn như dầu ô liu nguyên chất hoặc dầu dừa . 2.3. Thức ăn nhanh Thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, cá viên chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và mì xào, đều có chứa nhiều chất chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa trong những thực phẩm này có thể đến từ một số nguồn. Thứ nhất, các nhà hàng và chuỗi cửa hàng thường chiên thực phẩm trong dầu thực vật, dầu có thể chứa chất béo chuyển hóa ngấm vào thực phẩm. Hơn nữa, nhiệt độ cao được sử dụng trong quá trình chiên có thể làm cho hàm lượng chất béo chuyển hóa trong dầu tăng lên một chút. Do đó, rất khó để tránh được chất béo chuyển hóa từ đồ chiên, vì vậy tốt hơn hết bạn nên hạn chế ăn đồ chiên hoàn toàn. Thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, cá viên chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và mì xào, đều có chứa nhiều chất chuyển hóa 2.4. Bánh ngọt Hầu hết các sản phẩm bánh ngọt, chẳng hạn như bánh nướng xốp, bánh ngọt và bánh rán thường được làm từ thực vật và bơ thực vật. Bơ thực vật được pha vào bánh giúp tạo ra một loại bánh mềm ngọt hơn, xốp hơn, giá thành cũng rẻ hơn và có thời hạn sử dụng lâu hơn bơ hay mỡ lợn. Ngày nay, các nhà sản xuất đã giảm chất béo chuyển hóa trong các loại bơ thực vật nên tổng lượng chất béo chuyển hóa trong các món nướng cũng giảm tương tự. Tuy nhiên, không phải tất cả đồ nướng đều không chứa chất béo chuyển hóa. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn hãy tự chế biến các món nướng tại nhà để có thể kiểm soát được nguyên liệu. 2.5. Cà phê không sữa Bột cà phê không sữa hay chính là chất làm trắng cà phê, được sử dụng để thay thế cho sữa, kem trong cà phê, trà và đồ uống nóng khác. Các thành phần chính trong hầu hết các loại cà phê không sữa là đường và dầu. Theo truyền thống, hầu hết các loại creamers không sữa đều được làm từ dầu đã hydro hóa một phần để tăng thời hạn sử dụng và tạo độ sệt cho kem. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu đã giảm dần hàm lượng chất béo chuyển hóa trong những năm gần đây. 2.6. Đồ ăn sáng Ngũ cốc ăn sáng và thanh năng lượng là những sản phẩm đã qua chế biến, có chứa chất béo chuyển hóa. Bánh mì nướng nguyên cám, bánh mì tròn và nhiều loại ngũ cốc không có nhiều chất béo. Ngũ cốc với các loại hạt có chứa chất béo, nhưng đó là chất béo lành mạnh. 2.7. Các nguồn khác Chất béo chuyển hóa cũng có thể được tìm thấy với một lượng nhỏ trong nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm:Khoai tây và ngô chiên: Mặc dù hầu hết khoai tây và ngô chiên hiện không có chất béo chuyển hóa, nhưng không phải là tất cả, vì một số nhãn hiệu vẫn có chất béo chuyển hóa ở dạng dầu hydro hóa một phần.Bánh nướng nhân thịt và bánh cuốn xúc xích: Một số vẫn chứa chất béo chuyển hóa trong vỏ bánh. Đó là do sự hiện diện của dầu hydro hóa một phần, tạo ra một lớp vỏ mềm, dễ bong tróc. Bạn có thể tìm thấy thành phần này trên nhãn.Pizza: Chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy trong một số nhãn hiệu bột bánh pizza do dầu đã được hydro hóa một phần. Hãy để ý thành phần này, đặc biệt là trong bánh pizza đông lạnh.Lớp phủ bánh: chủ yếu được tạo thành từ đường, nước và dầu. Vì một số nhãn hiệu vẫn chứa dầu hydro hóa một phần, điều quan trọng là bạn phải đọc danh sách thành phần ngay cả khi nhãn ghi 0 gam chất béo chuyển hóa.Bánh quy giòn: Mặc dù lượng chất béo chuyển hóa có trong bánh quy giòn đã được giảm 80% từ năm 2007 đến năm 2011. Tuy nhiên, một số nhãn hiệu vẫn chứa chất béo chuyển hóa. Một số nhãn hiệu bánh quy có chứa chất béo chuyển hóa Chất béo Trans Fats là một dạng chất béo không bão hòa có liên quan đến một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Chất béo chuyển hóa nhân tạo được tạo ra trong quá trình hydro hóa, biến dầu thực vật lỏng thành dầu hydro hóa một phần bán rắn. Chất béo chuyển hóa cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong thịt và sữa. Để hạn chế lượng tiêu thụ các loại chất béo chuyển hóa, hãy nhớ đọc kỹ nhãn sản phẩm và kiểm tra danh sách thành phần của dầu hydrat hóa một phần đặc biệt với những loại sản phẩm có đề cập ở trên. Bên cạnh đó, cách tốt nhất để tránh chất béo chuyển hóa là hạn chế ăn đồ ăn nhanh đã qua chế biến và chiên. Thay vào đó, hãy ăn một chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh giàu trái cây, rau, ngũ cốc, chất béo lành mạnh và protein nạc. Nguồn tham khảo: webmd.com - medicalnewstoday.com - healthline.com https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/chat-beo-trans-fat-an-nau-o-dau/
Đường fructose là gì? Fructose là một loại đường được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả và cả trong mật ong. Đường fructose được sử dụng để làm vị ngọt cho một số loại thực phẩm có mặt trên thị trường, nhưng chất tạo ngọt này thường không được khuyến khích dùng cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Bởi những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra với lượng đường trong máu khi tiêu thụ quá nhiều. 1. Fructose là đường gì? Cùng với glucose, fructose là một trong hai thành phần chính của đường bổ sung vào thực phẩm. Một số chuyên gia sức khỏe tin rằng fructose là loại xấu hơn, đặc biệt là khi tiêu thụ quá mức. Những mối lo ngại này có được khoa học ủng hộ không? Fructose là một loại đường đơn chiếm 50% khối lượng trong đường ăn thông thường (sucrose). Đường ăn hằng ngày cũng bao gồm cả đường glucose, là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, đường fructose cần được gan chuyển hóa thành glucose trước khi được cơ thể sử dụng. Đường fructose còn được tìm thấy trong các loại chất ngọt có đường khác nhau như siro ngô hàm lượng đường fructose cao và siro cây thùa. Nếu đường là một trong những thành phần chính của bất kỳ sản phẩm nào thì bạn có thể chắc chắn rằng sản phẩm đó chứa nhiều đường fructose. Trước khi biết cách sản xuất hàng loạt đường tinh luyện, con người hiếm khi tiêu thụ nó với số lượng lớn. Thực tế, nhiều loại trái cây và rau quả ngọt có chứa đường fructose và chúng cung cấp một lượng tương đối thấp. Một số người không hấp thụ được toàn bộ lượng đường fructose mà họ ăn vào. Tình trạng này được gọi là kém hấp thu fructose, được đặc trưng bởi dấu hiệu quá nhiều khí hoặc đầy bụng và các vấn đề khó chịu khác liên quan đến tiêu hóa. Ở những trường hợp này, fructose có vai trò như một loại carbohydrate, có thể lên men và được phân loại là FODMAP. Không giống như glucose, đường fructose làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, một số chuyên gia y tế khuyến nghị fructose như một chất làm ngọt “an toàn” cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2. Tóm lại, fructose là một loại đường phổ biến, chiếm khoảng 50% lượng đường ăn thông thường và siro ngô có hàm lượng fructose cao. Các nhà khoa học lo ngại rằng nếu ăn quá nhiều đường fructose có thể gây rối loạn chuyển hóa. 2. Tại sao đường fructose có hại? Glucose và fructose được cơ thể chuyển hóa theo các con đường rất khác nhau. Mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng glucose dưới dạng năng lượng trong khi gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa được một lượng đáng kể fructose. Khi có một chế độ ăn nhiều calo và fructose, gan sẽ bị quá tải và bắt đầu chuyển hóa fructose thành chất béo. Vì thế nhiều nhà khoa học tin rằng, tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Chúng bao gồm béo phì, đái tháo đường loại II, bệnh tim và thậm chí là ung thư. Đường fructose sử dụng sai cách có thể gây hại cho cơ thể Tuy nhiên, cần có thêm nhiều bằng chứng y khoa khác về các tác động này lên sức khỏe của con người. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận về mức độ mà fructose góp phần gây ra những rối loạn trên. Tóm lại, nhiều chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, việc hấp thụ quá nhiều đường fructose là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn chuyển hóa. 3. Tác hại của đường fructose là gì khi tiêu thụ quá mức? Trong khi sử dụng quá nhiều đường fructose chắc chắn là không tốt cho sức khỏe, thì những tác động cụ thể của nó đối với sức khỏe vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một lượng đáng kể các bằng chứng chứng minh cho những lo ngại này. Việc sử dụng nhiều fructose dưới dạng đường bổ sung trong một số loại thực phẩm có thể:Làm rối loạn các thành phần lipid trong máu của bạn. Fructose có thể làm tăng mức cholesterol VLDL, dẫn đến tích tụ chất béo xung quanh các cơ quan, còn gọi là mỡ nội tạng, và làm tăng khả năng mắc bệnh tim.Tăng axit uric, gây ra bệnh gút và huyết áp cao.Gây lắng đọng chất béo trong gan, có khả năng dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.Gây ra tình trạng kháng insulin, có thể dẫn đến béo phì và bệnh đái tháo đường loại II.Fructose không ngăn cản cảm giác thèm ăn hiệu quả như glucose. Do đó, có thể thúc đẩy việc ăn quá nhiều.Tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể gây ra kháng leptin, làm rối loạn hàm lượng chất béo trong cơ thể và góp phần gây ra bệnh béo phì.Lưu ý rằng không phải tất cả những điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu có đối chứng. Cần nhiều nghiên cứu hơn để vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn trong những năm tới. Tóm lại, nhiều nghiên cứu cho rằng lượng đường fructose cao có thể góp phần gây ra các bệnh mãn tính ở người. Đường fructose dùng sai cách có thể là nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao 4. Fructose từ đường bổ sung có hại cho cơ thể, trong khi fructose trong trái cây thì không Điều quan trọng là phải nhận ra rằng tất cả những điều này không áp dụng cho toàn bộ trái cây. Trái cây không chỉ là những túi nước chứa nhiều đường fructose, chúng còn là những thực phẩm có mật độ calo thấp và nhiều chất xơ. Chúng khó có thể được tiêu thụ ở mức quá nhiều và sẽ cần phải ăn một lượng rất lớn để đạt được đến mức fructose có hại cho cơ thể. Nói chung, trái cây là một nguồn cung cấp ít fructose trong chế độ ăn uống so với các thực phẩm chứa đường bổ sung. Tác hại của đường fructose áp dụng cho chế độ ăn phương Tây cung cấp lượng calo và đường dư thừa. Nó không áp dụng cho các loại đường tự nhiên có trong trái cây và rau quả. Những thông tin trên đây đã lý giải cho bạn hiểu rõ đường fructose là gì, để từ đó giúp bạn có thể cân nhắc cũng như đưa ra các lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khách hàng có thể thường xuyên truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều thông tin hay về sức khỏe, dinh dưỡng phù hợp cho từng độ tuổi. Nguồn tham khảo: healthline.com - webmd.com https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/duong-fructose-la-gi/