[h=1]Sự thật phía sau chuyện bé gái "bị đổ nước sôi để dễ xin ăn"[/h]Đặng Thanh (Theo SKCĐ) | 20:00 PM Ngày 13/05/2015 Mới đây cộng đồng mạng xôn xao về hình ảnh một bé gái bị lở loét khắp người đi xin tiền tại bến phà Vàm Cống (TP. Long Xuyên, An Giang). Ban đầu, mọi người đồn thổi rằng bé gái này bị đổ nước sôi lên người để tạo ra những vết loét cho dễ xin tiền hơn. Tuy nhiên, sự thật đằng sau câu chuyện lại hoàn toàn khác.Theo một chia sẻ của một người tên T. trên trang cá nhân của mình cho biết, “Hôm nay, mình qua phà Vàm Cống, Long Xuyên. Thấy một bé gái đi xin ăn rất tội nghiệp, nghe nói bé thường xuyên bị chế nước sôi lở loét để xin tiền, rất đau xót, rất mong cơ quan báo chí, hội bảo vệ trẻ em tìm hiểu và giải cứu cho bé…”. Sau đó, những thông tin này đã lan truyền khắp các trang mạng xã hội.Xem thêm [h=1]Kì lạ người chồng mắc bệnh “mù mặt” không thể nhớ được vợ con[/h][h=3]Daniel Devlin, một họa sĩ 46 tuổi người Anh, không thể nhận ra vợ con của mình vì mắc phải chứng bệnh mù mặt.[/h] Cô bé Mèo làm xôn xao cộng đồng mạng thời gian vừa quaTuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Theo đó, bé gái bị lở loét đó có tên là bé Mèo. Sở dĩ có cái tên này vì khắp cơ thể bé gái rất nhem nhuốc do những vết lở loét gây ra. Hàng ngày, bé Mèovà bà ngoại đi bán vé số tại khu vực phà Vàm Cống (trên quốc lộ 80 nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) gần 1 năm nay. Chiều ngày 13/5, trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Bé Năm (ngụ ấp Quy Lân 3, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, bà ngoại bé Mèo) cho biết, bé tên thật là Trần Huyển Nghi (11 tuổi), từ nhỏ bé đã mắc căn bệnh bẩm sinh ly thượng bì bóng nước. “Cháu của tôi phải chịu đau đớn vì căn bệnh quái ác này hành hạ từ khi còn bé tới giờ. Chứ không phải đổ nước sôi lên người để tạo lòng thương cảm của mọi người đâu, nói như vậy tội cho gia đình tôi lắm. Lúc trước nhiều người sợ nên đã xa lánh nó, tội nghiệp nó lắm", cô Năm nói.Cô Năm cũng cho biết thêm, từ khi còn chưa lọt lòng bé Mèo đã bị người cha bỏ rơi. Mặc dù đã được gia đình cố gắng đưa đi điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng bệnh tình của bé Mèo vẫn không hết. Từ đó đến nay, cô Năm mua thuốc uống theo toa của bác sĩ cho bé Mèo uống hàng ngày, nhằm giúp em giảm cơn đau từ các vết lở loét. Điều làm chúng tôi bất ngờ hơn là khi côNăm cho biết, sau khi sinh bé Mèo chị Trần Thị Hiếu (29 tuổi, mẹ bé Mèo) bị áp lực quá lớn đã phát bệnh tâm thần. Hiện có nguồn tin cho rằng, bé Mèo đã được một số nhà hảo tâm đưa ra nước ngoài điều trị. Tuy nhiên, cô Năm cho biết, đó là thông tin không đúng.“Hiện bé Mèo vẫn đang ở nhà. Hàng tháng chính quyền địa phương có hỗ trợ cho cháu tôi 400 nghìn đồng, chứ không có đi nước ngoài chữa bệnh”, cô Năm nói. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểmĐược biết, căn bệnh ly thượng bì bọng nước là một bệnh di truyền hiếm gặp(cứ 50.000 trẻ sơ sinh thì có một bé mắc). Bệnh có nhiều thể, do sự đột biến gen trội hoặc lặn. Bởi vậy, có thể bố mẹ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng mang gen bệnh và khi kết hợp với nhau thì con lại bị bệnh.Khi bị bệnh này, da của trẻ luôn bị trợt, loét khiến các em rất đau đớn. Do các lớp da trên cơ thể luôn luôn bị tổn thương làm cho bệnh nhi bị mất dịch, mất chất đạm dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, nhiễm trùng và không thể có một cuộc sống bình thường như bao em bé khác. Một số trường hợp các vết sẹo làm biến dạng cơ thể như dính các ngón tay, ngón chân, loạn dưỡng răng, móng. Những người bị bệnh này cũng dễ mắc ung thư da.Trên thế giới, có khoảng trên 80% trẻ bị bệnh này tử vong trước 2 tuổi. Tỷ lệ này ở Việt Nam còn cao hơn, do môi trường, khí hậu và điều kiện chăm sóc không thuận lợi khiến trẻ dễ bị bội nhiễm.Trước đây, bệnh này hoàn toàn không có khả năng chữa trị, chỉ dùng những phương pháp chăm sóc da đặc biệt để giảm thiểu tối đa sự đau đớn cho bệnh nhi. Nhiều gia đình có con bị bệnh cũng nản vì đến bệnh viện không hiệu quả. Những năm gần đây, tại một số nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, các nhà khoa học đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ ghép tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân ly thượng bì bọng nước và cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc khám và chữa bệnh này cần kinh phí rất lớn, riêng tiền khám, gửi đi xét nghiệm, sinh thiết nước ngoài mỗi mẫu cũng hết gần chục triệu đồng. nguồn : http://www.yan.vn/su-that-phia-sau-chuyen-be-gai-bi-do-nuoc-soi-de-de-xin-an-55615.html