Bệnh thoái hóa khớp gối là hiện tượng phần sụn nằm giữa đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè bị mòn, dẫn đến khớp. Ở mưc độ nhẹ khi sụn khớp mòn chưa hoàn toàn, độ dày của sụn bị giảm bớt, bề mặt sụn không đều nên khi vận động sẽ gây đau. Khi sụn khớp mòn hoàn toàn, thì lúc này xương đùi và xương chày sẽ tiếp xúc với nhau, giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau. Ngoài ra khi bệnh diễn tiến nặng hơn có thể dẫn tới tổn thương sụn chêm, có biểu hiện một phần xương sẽ mọc thêm ra phía ngoài rìa. Bệnh thoái hóa khớp gối tuy không nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng lại gây ra nhiều đau đớn và cản trở vận động, sinh hoạt. Do đó cần nên phát hiện bệnh sớm và có cách chữa bệnh đau nhức xương khớp hợp lý. Triệu chứng đau nhức xương khớp của bệnh Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chính yếu của bệnh nhân, đặc biệt khi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng đau do phản ứng viêm khớp. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày. Nhiều bệnh nhân than phiền về cơn đau ở mặt trong gối, nơi bám của gân cơ chân, ấn vào đây khiến bệnh nhân đau chói. Nhiều bệnh nhân lấy tay chỉ đau ở mặt sau gối (khoeo). Họ mô tả cảm giác đau giống như bị rút gân. Điều này không lạ vì thoái hóa khớp gối có thể gây ra biến chứng co rút do mất cân bằng lực quanh khớp gối. Gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh không thể duỗi uỡn thẳng gối được. Ta có thể đưa lọt bàn tay hay nắm tay qua dưới khoeo dù người bệnh đã duỗi gối hết sức. Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng do viêm hoạt mạc làm tăng tiết dịch viêm vào khớp. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạn chế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối (ngồi xổm). Duỗi gối và gấp gối không hoàn toàn, đau nhức khi đi, biến dạng lệch gối là những nguyên nhân gây ra dáng đi khập khiễng của người bệnh. Khó khăn trong động tác ngồi xổm cũng ảnh hưởng nhiều cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối Hiện tại chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp gối, điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích giảm đau khớp gối cho bệnh nhân và duy trì vận động của khớp. Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Lựa chọn chương trình điều trị thích hợp cho bệnh nhân phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân đó như: tuổi, trọng lượng cơ thể, mức độ thoái hóa, những bệnh khác kèm theo. Điều trị nội khoaCần tránh cho khớp gối không bị quá tải bởi mức độ vận động và trọng lượng cơ thể.Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, bao gồm: massage cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…)Tập luyện: có thể tập các bài tập như chạy bộ khi khớp chưa có tổn thương trên X. Quang. Tránh đi bộ nhiều trong giai đoạn khớp gối đang đau, bơi hoặc đạp xe là các biện pháp tập luyện tốt. Điều trị dùng thuốc chữa đau xương khớpThuốc giảm đau chống viêm: giảm quá trình viêm, giảm đau cho bệnh nhân, tuy nhiên các thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên khi dùng phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc.Thuốc bổ sung sụn khớp và giúp sụn hạn chế bị phá hủy như: UC-II (Jexmax)Thuốc tăng cường chất bôi trơn trong khớp như: Chondroitine, Hyaluronic acid…Tiêm corticoid vào khớp có thể kéo dài tác dụng chống viêm, giảm đau đến vài tháng tuy nhiên dễ gây nhiễm trùng khớp…Điều trị ngoại khoa bao gồm – Nội soi khớp, đục xương chỉnh trục khớp gối, thay khớp gối: Áp dụng phương pháp nội soi khớp gối: bơm rửa, cắt lọc, loại bỏ các tổ chức gây viêm bằng đầu đốt sóng RF. Lấy bỏ dị vật trong khớp (chuột khớp) gây kẹt khớp, có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra hoặc các thành phần bị calci hóa, gọt dũa bề mặt không đều của sụn khớp, cắt lọc sụn chêm bị tổn thương kèm theo. Sau nội soi các bác sỹ sẽ dùng huyết thành giàu tiểu cầu của chính bệnh nhân để bơm vào khớp gối làm tăng cường tái táo sụn khớp và tạo ra dịch nhày cho khớp, hạn chế quá trình thoái hóa khớp và làm giảm đau khớp rất tốt. Ngoài ra có thể bơm thêm dung dịch acid Hyaluronic. – Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp gối nhiều mà điều trị nội khoa không kết quả – Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi: Là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong hoặc cong ra ngoài – Thay khớp gối nhân tạo: Chỉ định với các trường hợp bệnh thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Xem thêm: bệnh xương khớp và cách chữa trị