Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Các nguyên tắc đặt tên nhãn hiệu kinh doanh chuẩn chỉnh

Thảo luận trong 'GIAN HÀNG THANH LÝ' bắt đầu bởi hanhnguyenee, 2/5/23.

  1. Người gửi:

    hanhnguyenee (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    028 7303 0800 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    60a trường sơn (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 2/5/23, 0 Trả lời, 360 Đọc
  1. 2/5/23 lúc 15:34

    hanhnguyenee

    Junior Member

    hanhnguyenee
    Tham gia:
    13/10/22
    Bài viết:
    66
    Được thích:
    0
    Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,… từ thời cổ xưa. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không biết nhãn hiệu là gì, không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp, vì thế họ cũng thờ ơ với việc đăng ký bảo hộ cho loại tài sản trí tuệ này. Cùng GoSELL tìm hiểu về nhãn hiệu trong bài viết sau nhé!

    [​IMG]
    Nhãn hiệu (trademark) là gì?

    Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019): Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc xác định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
    Trên quốc tế, từ nhãn hiệu tương ứng với 3 cách viết phổ biến như sau:
    • Ở Anh, người ta dùng cách viết “trade mark” để chỉ nhãn hiệu.
    • Tại Canada, từ nhãn hiệu được viết là “trade-mark”.
    • Theo định nghĩa của WIPO (World Intellectual Property Organization) – Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới thì thuật ngữ chỉ nhãn hiệu là “trademark”.
    Công dụng của nhãn hiệu trong Marketing là gì?

    Để hàng hóa được lưu hành một cách chính thống trên thị trường thì chúng phải có nhãn hiệu (trademark). Vậy, công dụng của nhãn hiệu là gì mà lại quan trọng đến thế?
    Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu với đối thủ

    Công dụng chủ yếu của nhãn hiệu (trademark) chính là giúp khách hàng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của bạn với những hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ khác.
    Khi khách hàng hài lòng với trải nghiệm sử dụng hàng hóa, dịch vụ của bạn thì có khả năng họ sẽ sử dụng lại trong tương lai. Vì vậy, những hàng hóa, dịch vụ ấy cần phải có nhãn hiệu để khách hàng phân biệt, nhận ra và lựa chọn, tránh trường hợp họ nhận nhầm sang nhãn hiệu khác khiến bạn mất đi nguồn khách hàng trung thành.
    >>>Xem thêm: Cách tạo nên Slogan độc quyền và ý nghĩa trong kinh doanh
    Xây dựng hình ảnh, danh tiếng cho thương hiệu

    Một sản phẩm có nhãn hiệu (trademark) chắc chắn sẽ uy tín hơn và được khách hàng đánh giá cao so với những hàng hóa không có nhãn hiệu.
    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những mặt hàng thật, giả lẫn lộn. Vì vậy, nhãn hiệu chính là yếu tố giúp bạn khẳng định rằng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp là hàng chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
    Nếu doanh nghiệp của bạn có những chiến dịch truyền thông tốt, mức độ nhận biết thương hiệu trên thị trường cao thì trademark chính là “dấu hiệu” để khách hàng nhận ra sản phẩm và dịch vụ của bạn. Từ đó, họ sẽ có những cảm nhận tích cực về sản phẩm, dịch vụ ấy mặc dù chưa từng sử dụng. Đây chính là yếu tố góp phần xây dựng Brand Image (hình ảnh thương hiệu) tích cực trong mắt khách hàng.
    Ngăn chặn các vấn đề bản quyền

    Khi đã xác định được nhãn hiệu cần đặt cho sản phẩm, dịch vụ thì bạn cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Sau khi đã đăng ký nhãn hiệu (trademark), doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện về quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Điều này tức là tên và hình ảnh nhãn hiệu của bạn là độc quyền trên thị trường, không cá nhân/tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu của bạn.
    Ngược lại, nếu không kịp thời tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì bạn sẽ rất khó khăn trong việc đòi lại quyền lợi nếu không may nhãn hiệu bị người khác sử dụng, làm mất đi uy tín doanh nghiệp.
    Tạo sự gắn kết với khách hàng

    Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp một khi đã có hình ảnh tốt trong mắt khách hàng thì sẽ tăng chỉ số lòng trung thành của họ. Điều này giúp khách hàng gắn bó với doanh nghiệp hơn, họ sẽ sẵn lòng sử dụng những dịch vụ, mặt hàng mới nếu chúng có ký hiệu trademark (nhãn hiệu) của bạn. Hơn thế nữa, trademark cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp có được sự tin tưởng, gắn bó đối với những nhà phân phối, kênh bán lẻ trên thị trường.
    Website là một trong những công cụ hàng đầu để tiếp cận khách hàng. Thiết kế Website bán hàng chuẩn thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn với GoWEB. Đây được coi như một không gian riêng tư chỉ mang thông tin doanh nghiệp của bạn. Giúp trưng bày tất cả sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cửa hàng lên cửa hàng lên online, giảm nguồn đối thủ cạnh tranh trên chính website của bạn, xây dựng và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Chiến lược SEO cho website: Với tính năng SEO của GoSELL, giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn nhanh chóng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng độ nhận diện doanh nghiệp đối với khách hàng.
    Tạo động lực giúp thương hiệu phát triển

    Nếu một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu của doanh nghiệp nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng thì toàn bộ thương hiệu cũng sẽ được phát triển theo. Từ đó, các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ khác thuộc cùng công ty cũng sẽ có được hình ảnh tốt trong mắt khách hàng.
    Không chỉ vậy, việc nhãn hiệu nhận được nhiều phản hồi tốt cũng sẽ giúp nhân viên trong doanh nghiệp tự hào về sản phẩm của mình, là động lực giúp họ nỗ lực, gắn kết và cùng nhau xây dựng thương hiệu vững mạnh.
    Một số nguyên tắc đặt tên, thiết kế nhãn hiệu

    Nếu logo có thể được thiết kế, đặt tên một cách sáng tạo, theo cảm hứng thì nhãn hiệu phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định:
    • Ký tự, hình ảnh, âm thanh của nhãn hiệu không bị trùng lặp với thương hiệu khác, phải bảo hộ được.
    • Có sẵn tên miền website giống với tên nhãn hiệu (đề phòng trường hợp đối thủ mua tên miền giống với tên nhãn hiệu của bạn, gây ra hiểu lầm cho người tiêu dùng).
    • Tên gọi, hình ảnh của nhãn hiệu dễ nhớ, dễ gây ấn tượng với khách hàng.
    • Tránh sử dụng những hình ảnh, từ ngữ hay âm thanh nhạy cảm/tiêu cực, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và dễ khiến khách hàng có liên tưởng xấu.
    • Tên nhãn hiệu nên thể hiện hoặc tạo được sự liên tưởng đến sản phẩm/dịch vụ.
    Những nguyên tắc này có thể giúp Cục Sở hữu trí tuệ dễ thẩm định nhãn hiệu hơn và cũng tăng khả năng nhận diện đối với khách hàng.

    Mong rằng thông qua bài viết này của GoSELL bạn đã hiểu được và nhãn hiệu là gì? cũng như quy tắc đặt tên của hình thức này. GoSELL chúc bạn kinh doanh thành công nhé!
     

Chia sẻ trang này