Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Các nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi hanhnguyenee, 4/9/23.

  1. Người gửi:

    hanhnguyenee (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trung Gian
  6. Điện thoại:

    028 7303 0800 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    60a trường sơn (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 4/9/23, 0 Trả lời, 439 Đọc
  1. 4/9/23 lúc 17:22

    hanhnguyenee

    Junior Member

    hanhnguyenee
    Tham gia:
    13/10/22
    Bài viết:
    66
    Được thích:
    0
    Giá trị cốt lõi không chỉ là một tài liệu hoặc biểu ngữ treo trên tường văn phòng, mà nó là nguyên lý hướng dẫn mọi quyết định và hành động. Vậy, làm thế nào doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng giá trị cốt lõi của họ được thể hiện trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh?

    [​IMG]
    Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

    Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay còn được biết đến với thuật ngữ khác là Core Value. Đây được coi là nguyên tắc nền tảng, điều hướng mọi hoạt động và cá nhân trong tổ chức. Nhìn vào đó, khách hàng và đối tác có thể đánh giá được phương thức làm việc cũng như cách thức tạo ra sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi không bị thay đổi theo các biến động. Thay vào đó, họ sẽ điều chỉnh mô hình, cách thức,…xoay quay phương châm nền tảng. Điều này giúp đảm bảo thích ứng linh hoạt nhưng không làm mất đi sứ mệnh.
    Các nguyên tắc cần xác định khi xây dựng giá trị cốt lõi

    Tôn trọng giá trị văn hóa đã đề ra

    Giá trị văn hoá trong một doanh nghiệp thường xuất phát từ những nhà lãnh đạo. Nếu những giá trị ngầm được tạo ra không thực sự phù hợp với những giá trị được truyền đạt thì sự mâu thuẫn này có thể gây ra những vấn đề rắc rối, nhầm lẫn trong nội bộ doanh nghiệp.
    Chính vì vậy, bước đầu tiên khi xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là công nhận, tôn trọng những giá trị hiện có. Trước khi có đáp án về giá trị doanh nghiệp là gì, nhà lãnh đạo nên xem xét về những giá trị đã ăn sâu vào văn hoá doanh nghiệp tới thời điểm hiện tại. Tổ chức đã làm những gì để có được những thành quả như bây giờ? Điều gì giúp thu hút, giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp?
    Giá trị ngầm phải xuất phải từ sự chân thành, tôn trọng để tạo nên tính thống nhất trong tổ chức. Giá trị cốt lõi không phải là những điều dùng để đánh bóng tiểu sử doanh nghiệp, mà đây là một quá trình xây dựng và bảo vệ một nền văn hoá thực sự.
    Tập trung vào giá trị cốt lõi trọng tâm

    Giá trị cốt lõi là những đặc tính riêng biệt của một doanh nghiệp. Muốn nhân viên gắn bó và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải xây dựng giá trị dựa vào phong cách làm việc chung của tất cả mọi người. Có như vậy, đội ngũ nhân viên mới đồng lòng, hợp tác và gắn bó hơn với doanh nghiệp.
    Cần đặt mục tiêu rõ ràng

    Song song với những giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần đặt những mục tiêu hoạt động rõ ràng. Hai yếu tố này với những đặc tính riêng, sẽ bổ sung và hoàn thiện cho nhau, nhờ đó nâng cao hiệu suất cho đội ngũ nhân viên, cùng nhau đưa tổ chức phát triển, vững mạnh hơn nữa.
    >Xem thêm: Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số
    Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, cởi mở

    Một môi trường làm việc lành mạnh, cởi mở, thân thiện giữa các thành viên với nhau chính là mong muốn của đại đa số nhân viên, cũng như mục tiêu quan trọng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong một tổ chức, mỗi người một tính cách, một phương pháp làm việc khác nhau nên rất dễ xảy ra những mâu thuẫn.
    Nếu doanh nghiệp nuôi dưỡng được một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở thì đội ngũ nhân viên có thể thoải mái trong việc chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm, thông tin với nhau. Nhờ đó tạo ra một môi trường lành mạnh, doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra nhờ sự gắn kết của tất cả các thành viên.
    Súc tích, dễ hiểu, dễ nắm bắt

    Giá trị cốt lõi được hình thành khi mới thành lập công ty nhưng sẽ gắn bó với doanh nghiệp về lâu dài, đó không chỉ là những thông điệp cho nhiều thế hệ nhân viên, mà còn dành cho các khách hàng, công đồng. Chính vì vậy, giá trị cốt lõi phải súc tích, dễ hiểu để tất cả mọi đối tượng đều có thể nắm bắt.
    Nếu nội dung giá trị cốt lõi quá dài, người đọc sẽ cảm thấy nhanh chán chứ đừng nói đến việc nắm bắt để tin tưởng, để áp dụng. Chẳng hạn như Microsoft, giá trị của họ rất ngắn, rất dễ hiểu:
    • Đa dạng và hoà nhập
    • Sự đổi mới
    • Môi trường
    • Tính toán đáng tin cậy…
    Thức thời theo tình hình thực tế

    Thị trường thay đổi liên tục, điều kiện kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi. Chính vì vậy, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng có thể cần phải thay đổi để đáp ứng với tình hình thực tế. Việc định kỳ đánh giá lại giá trị cốt lõi, văn hoá doanh nghiệp là điều cần thiết. Nếu còn phù hợp, doanh nghiệp lại tiếp tục áp dụng, nếu có sự thay đổi, doanh nghiệp cần có thời gian nghiên cứu để cải tiến những giá trị cốt lõi cho phù hợp hơn.
    Thông thường trong thực tế, doanh nghiệp chỉ bổ sung thêm những giá trị cốt lõi chứ không xoá bỏ hay thay thế, bởi những giá trị cũ đã là một phần trong doanh nghiệp, tạo ra được niềm tin lớn cho đội ngũ nhân viên, cộng đồng. Nếu thay thế hoặc xoá bỏ, điều này sẽ gây ra sự xáo trộn trong những định hướng triển khai công việc của đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, nên cân nhắc thêm những giá trị cốt lõi nhằm giữ vững vị thế doanh nghiệp cũng như phù hợp hơn với những thay đổi của thị trường.
    Nhìn vào khách hàng

    Chìa khóa để phát triển giá trị cốt lõi chính là dựa vào phản hồi khách hàng. Hầu hết họ mong muốn từ thương hiệu những thứ vượt trên cả chất lượng dịch vụ/sản phẩm. Đó có thể là những phẩm chất đạo đức, ý thức và trách nhiệm với cộng đồng.
    Theo đó, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo và lưu trữ không giới hạn dữ liệu khách hàng khi kinh doanh đa kênh (Website, App bán hàng, bán hàng tại quầy, các trang Landing page, các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, GoMUA hay các nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok). Doanh nghiệp có thể phân nhóm khách hàng theo từng đặc điểm khác nhau như thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, theo ngày mua hàng cụ thể, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và lưu trữ các thông tin tất cả khách hàng trên một trang quản trị duy nhất.
    Trên giao diện quản lý khách hàng, doanh nghiệp thể thực hiện tìm kiếm khách hàng theo nhiều dữ liệu khác nhau như: Họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ, tên công ty hoặc mã số thuế và tải danh sách khách hàng một cách nhanh chóng. Với từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo các chương trình ưu đãi, mã giảm giá riêng biệt cho từng phân khúc.

    Ứng dụng giá trị cốt lõi vào các hoạt động trong doanh nghiệp

    Đối với phát triển sản phẩm

    Khi áp dụng giá trị cốt lõi vào chiến lược phát triển sản phẩm, doanh nghiệp có thể định hướng và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm, từ đó mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng. Đồng thời, khi tập trung vào giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cũng có thể tạo ra sản phẩm vượt trội, khác biệt và độc đáo hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Ngoài ra, việc ứng dụng giá trị cốt lõi vào phát triển sản phẩm cũng giúp tạo ra sự nhất quán giữa sản phẩm và thương hiệu, từ đó tăng tính nhận diện của sản phẩm.
    Đối với quảng cáo và truyền thông

    Giá trị cốt lõi giống như một thông điệp, đây là một cách hiệu quả để giúp tăng tính nhận diện và sự độc đáo của thương hiệu, đồng thời tạo ra ấn tượng sâu sắc, gây ảnh hưởng tích cực đến khách hàng. Khi Marketing và truyền thông được thiết kế dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, điều này giúp tạo ra sự nhất quán giữa thông điệp, từ đó giúp tăng độ tin cậy của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
    Ngoài ra, việc ứng dụng giá trị cốt lõi vào quảng cáo truyền thông cũng giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, tạo ra sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu, giúp tăng tính tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp.
    Đối với tuyển dụng và quản lý nhân sự

    Trong việc tuyển dụng và quản lý nhân sự, giá trị cốt lõi sẽ giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn, tạo ra một văn hóa doanh nghiệp nhất quán, tập trung vào những giá trị cơ bản mà tổ chức mong muốn mang lại cho nhân viên của mình.
    Khi tuyển dụng nhân sự mới, giá trị cốt lõi giúp xác định những ứng viên có các giá trị phù hợp với tổ chức và có thể đóng góp vào tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên mới có thể phát triển và thăng tiến trong một môi trường tương thích với giá trị cốt lõi của tổ chức.
    Khi quản lý nhân sự, việc áp dụng giá trị cốt lõi giúp định hướng và tập trung vào những yếu tố quan trọng, giúp xác định mục tiêu và hành động của nhân viên trong khuôn khổ của những giá trị đó. Nó cũng giúp tạo ra một văn hóa doanh nghiệp chung, đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu và đồng thuận với các giá trị cốt lõi của tổ chức. Điều này giúp họ cảm thấy có mục tiêu và có những đóng góp ý nghĩa cho tổ chức.
    Giá trị cốt lõi là nền tảng của mọi tổ chức và có khả năng thay đổi cách mà doanh nghiệp hoạt động. Bằng cách thực hiện giá trị cốt lõi một cách chặt chẽ và liên tục, doanh nghiệp có thể xây dựng một danh tiếng mạnh mẽ và đạt được sự thành công lâu dài trong kinh doanh.
     

Chia sẻ trang này