Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Các loại cảm biến áp suất thường được sử dụng trong ngành công nghiệp

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi binhan1985, 9/8/23.

  1. Người gửi:

    binhan1985 (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    100,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0901 575 998 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 9/8/23, 0 Trả lời, 285 Đọc
  1. 9/8/23 lúc 15:02

    binhan1985

    Junior Member

    binhan1985
    Tham gia:
    20/7/23
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    0
    1. Cảm biến áp suất là gì?
    Cảm biến áp suất là loại cảm biến thông dụng bật nhất hiện giờ, nó được dùng để tiếp nhận tín hiệu áp suất từ một môi trường bất kỳ. Tín hiệu áp suất này sẽ được truyền về bộ chuyển đối để biến tín hiệu từ analog sang tín hiệu điện để truyền về thiết bị giám sát, giúp thợ kỹ thuật có thể biết được giá trị áp suất cần đo
    Cảm biến áp suất có khá nhiều loại, mỗi loại sẽ thích hợp cho các ứng dụng đo áp suất riêng biệt, để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo các loại cảm biến áp suất phổ biến nhất trên thị trường ở phần dưới đây
    [​IMG]
    2. Các loại cảm biến áp suất phổ biến
    a. Cảm biến áp suất nước (Cảm biến áp lực nước)
    Đây là cảm biến áp suất được dùng rộng rãi nhất, cảm biến áp suất nước thường được sử dụng để đo mức nước trong bể, hoặc tốc độ thay đổi của mực nước đó. Loại này được lắp vào đầu của một ống hở được đặt chìm trong thùng chứa. Khi mực nước tăng lên, không khí trên mặt nước trong ống bị nén, làm tăng áp suất lên cảm biến. Thông tin này sẽ đi qua bộ chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số (ADC) giúp chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến thành giá trị kỹ thuật số để người dùng có thể đọc được
    Loại cảm biến này cũng được sử dụng để đo áp suất trong đường ống nước. Giả sử như trong hệ thống phân phối nước, để tự động xác định xem máy bơm có cần được kích hoạt để tăng tốc độ dòng chảy hay không. Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụng để đo độ sâu của một vật thể chìm dưới nước
    b. Cảm biến áp suất khí nén (Cảm biến áp suất khí, Cảm biến áp suất khí gas)
    Cảm biến áp suất khí nén hay còn có một số tên gọi khác là cảm biến áp suất khí hoặc cảm biến áp suất khí gas (khi được sử dụng để đo khí gas). Đây là loại cảm biến áp suất phổ thông mà bạn có thể gặp ở hầu như các nhà máy, trường học, phòng thí nghiệm...để đảm bảo áp suất khí trong các ứng dụng như áp suất khí nén, thủy lực, trục cẩu, khí gas...
    Loại cảm biến này có các đặc điểm chung là có dãi đo rộng vì đặc thù các môi trường làm việc của thiết bị này đều có mức áp suất khá cao. Tuy nhiên, áp suất đầu ra không được quá cao cũng như không được quá thấp so với tải. Cảm biến áp suât khí nén làm nhiệm vụ chủ yếu là đo áp suất máy nén khí từng khu vực để bảo máy nén khí hoạt động theo yêu cầu. Ngoài áp suất trên máy nén khí còn có áp suất trên đường ống khí nén để giám sát từng đường ống khí nén có đủ áp suất hay không
    Ngoài ra thì nó cũng có nhiều dãi đo và cấu tạo khác nhau đo khác nhau để bạn có thể lựa chọn dễ dàng hơn, Ví dụ như chúng ta muốn đo lường áp suất nước là 5bar thì ta có thể chọn cảm biến áp suất có dãy đo 0-6bar chẳng hạn
    c. Cảm biến chênh lệch áp
    Trong một vài trường hợp bạn sẽ không quá chú trọng vào việc cảm biến của bạn sẽ đo áp suất của chất lỏng hay chất khí. Thay vào đó, bạn cần biết sự khác biệt giữa hai điểm trong hệ thống đang được giám sát. Trong những tình huống như vậy, bạn có thể chuyển sang dùng cảm biến chênh lệch áp suất.
    Cảm biến chênh lệch áp suất sẽ cung cấp cho bạn phép đo so sánh giữa hai điểm. Ví dụ như kiểm tra điểm trước và sau của một van trong đường ống. Nếu van mở hoàn toàn, áp suất ở cả hai bên phải như nhau. Nếu có sự khác biệt về áp suất, đó có thể là van chưa mở hoàn toàn hoặc có tắc nghẽn.
    Cảm biến chênh lệch áp suất thường phải đi kèm với hai cổng mà ống có thể được gắn vào. Sau đó, các cổng được kết nối với hệ thống mà phép đo sẽ được thực hiện các cảm biến này có thể tích hợp trực tiếp vào các khu vực đo dể thực hiện giám sát liên tiếp trong suốt quá trình vận hành
    Các phép đo được thực hiện hoàn toàn độc lập với áp suất khí quyển
    e. Cảm biến áp suất dầu (Cảm biến áp suất dầu thủy lực)
    Cảm biến áp suất dầu trong một số trường hợp dùng để kiểm tra dầu thủy lực (nên còn có tên gọi khác là cảm biến áp suất dầu thủy lực), loại này thường được dùng để lắp vào carte của các động cơ hoặc nắp bộ lọc dầu để kiểm tra áp suất dầu
    Do làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, bụi bẩn nên phần vỏ nên loại cảm biến này cần được làm bằng chất liệu có khả năng chống ăn mòn hóa học cao và cần phải bảo trì thường xuyên để hoạt động hiệu quả
    f. Cảm biến áp suất thủy lực
    Loại này còn có tên gọi khác là cảm biến đo sức ép cao, một thiết bị chuyên nghiệp dùng trong các hệ thống thủy lực hoặc khí nén (thường là trong các trục cẩu hoặc piston có áp suất lớn) dùng để đo lực ép của các hệ thống này. Nó có thể được lắp đặt trong các hệ thống ống dẫn hoặc thùng chứa để đo áp suất môi trường và truyền tín hiệu về cho người dùng để có thể nhận biết hệ thống đang được vận hành hiệu quả hay không
    g. Cảm biến áp suất lò hơi
    Đây là loại cảm biến thường được bắt gặp trong các ứng dụng đo áp suất liên quan đến lò hơi như áp suất hơi, áp suất quạt... Một điểm mà bạn cần lưu ý khi chọn mua loại cảm biến này đó là phải nắm bắt được nhiệt độ của lò cần đo. Vì lo hơi thường có nhiệt độ cao, nếu nằm quá dải nhiệt độ hoạt động của cảm biến có thể dẫn đến việc thực hiện phép đo không chuẩn xác.
    h. Cảm biến áp suất màng
    Trong ngành công nghiệp thực phẩm, để đo lường áp suất của các dung dịch như sữa, nước ép, nước sốt... bạn cần phải có một loại cảm biến áp suất thích hợp. Trong ngành công nghiệp này, cảm biến áp suất màng là một loại cảm biến thích hợp nhất, nó được làm bằng nguyên liệu chất liệu chất lượng cao, có khả năng chống bám bẩm và phải đảm báo tốt các yêu cầu về vi sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Loại cảm biến này gồm 2 thành phần chính, 1 là phần thân cảm biến áp suất để tiếp nhận tín hiệu, 2 là phần màng để tiếp xúc với dung dịch cần đo. Thiết bị này có kết cấu dễ tháo lắp, vệ sinh, các kiểu ren cũng được tích hợp đa dạng tùy vào nhu cầu của người sử dụng rất phù hợp trong việc kiểm tra thực phẩm
    Vì cảm biến áp suất dạng màng làm bằng nguyên liệu chống bám bẩn, đạt tiêu chuẩn vi sinh trong ngành thực phẩm. Cảm biến áp suất dạng màng có các kiểu kết nối dạng ren như : G1/2″, G1″,..Kết nối thông dụng nhất là dùng kết nối Clamp với đặt tính dễ tháo lắp mau chóng. Giúp việc sệ sinh cảm biến dễ dàng sau mỗi qui trình sản xuất.
    Hiện nay trên thị trường có các loại cảm biến áp suất Autonics, cảm biến áp suất Omron,... và nhiều các hãng khác.Nếu bạn có nhu cầu mua hay tìm hiểu về các loại cảm biến áp suất hãy liên lạc ngay với chúng tôi baa.vn hoặc Ms. Thảo 0901 575 998 để được trả lời và tương trợ tốt nhất

    https://www.click49.net/forum/threads/cam-bien-ap-suat-thong-dung-trong-nganh-cong-nghiep.673150/
     

Chia sẻ trang này