Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Các kênh distribution phổ biến nhất hiện nay

Thảo luận trong 'GIAN HÀNG THANH LÝ' bắt đầu bởi hanhnguyenee, 19/1/24.

  1. Người gửi:

    hanhnguyenee (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    028 7303 0800 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    60a trường sơn (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 19/1/24, 0 Trả lời, 986 Đọc
  1. 19/1/24 lúc 17:30

    hanhnguyenee

    Junior Member

    hanhnguyenee
    Tham gia:
    13/10/22
    Bài viết:
    66
    Được thích:
    0
    Trong thế giới ngày nay, khi mạng lưới thương mại ngày càng mở rộng và khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm mọi nơi trên thế giới, việc chọn lựa kênh phân phối đúng đắn là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều lựa chọn về cách họ sẽ đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng. Hãy cùng nhau khám phá những kênh distribution phổ biến nhất hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong việc nối kết doanh nghiệp và thị trường một cách hiệu quả.

    [​IMG]
    Distribution là gì?

    Distribution, hay còn được gọi là phân phối, là quá trình chuyển giao và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc đưa sản phẩm từ điểm xuất xưởng hoặc điểm sản xuất đến tận tay khách hàng, bao gồm cả vận chuyển, lưu trữ, quản lý chuỗi cung ứng, và các hoạt động tiếp thị liên quan.
    Mục tiêu của quá trình phân phối là tạo ra một hệ thống hiệu quả để đưa sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng, đúng thời điểm, và ở đúng nơi, đồng thời giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa quá trình làm ăn. Distribution không chỉ đơn giản là vận chuyển sản phẩm, mà còn liên quan đến cách thức tổ chức và quản lý toàn bộ quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

    Trong ngữ cảnh marketing, chiến lược phân phối đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối, quản lý chuỗi cung ứng, và tích hợp chiến lược phân phối với chiến lược tiếp thị tổng thể để đạt được hiệu suất cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
    >>>Xem thêm: Nhà phân phối là gì? Những lưu ý khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng
    Các loại kênh distribution được các doanh nghiệp lựa chọn

    Trên thị trường phân khúc, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các kênh phân phối sao cho hợp với quy mô, loại sản phẩm và khách hàng họ nhắm đến. Trên thị trường ngày nay sẽ có nhiều loại kênh phân phối khác nhau, dưới đây là những dạng kênh phân phối và đặc điểm của các kênh được doanh nghiệp tin dùng.
    Kênh phân phối trực tiếp – Direct Sales

    Phân phối trực tiếp được xem là một hình thức giúp nhà sản xuất phân phối bằng cách giao tiếp trực tiếp với khách hàng để bán bất kỳ một loại sản phẩm mà không cần sử dụng bất kỳ khâu trung gian nào. Với mức giá trung bình, người bán sẽ tự mình làm nhiệm vụ giao dịch, đóng gói, giao hàng và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
    Dạng kênh phân phối này được xem là lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp bởi vì những ưu điểm vô cùng tiện lợi để bán các sản phẩm sở hữu giá ở mức trung bình. Loại hình kênh phân phối này có đặc điểm giúp nhà sản xuất phải tương tác trực tiếp với khách hàng mà ở mọi hoạt động liên quan đến việc mua bán hàng hóa.
    Những sản phẩm thường được sử dụng kênh phân phối trực tiếp là các loại hàng không phải mua hàng hằng ngày và có thời gian sử dụng khá lâu, cụ thể phải kể đến một số mặt hàng phổ biến như quần áo, đồ trang sức, văn phòng phẩm, máy lọc không khí,….
    Kênh phân phối gián tiếp

    Kênh phân phối gián tiếp là loại hình phân phối ngược lại với phân phối trực tiếp, là hình thức mà nhà sản xuất lựa chọn để làm việc với các đại lý hay nhà môi giới khác. Với hình thức này nhà sản xuất sẽ quyết định giao hàng trực tiếp tới các bên trung gian.
    Nhà sản xuất khi dùng distribution theo hình thức gián tiếp sẽ tìm đến một bên trung gian cho việc phân phối sản phẩm và dịch vụ. Bên trung gian phân phối đóng vai trò là cầu nối giữa hai bên giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, có thể là một doanh nghiệp hay một cá nhân. Ngoài ra, kênh phân phối này còn giúp sản phẩm được đưa đến nhiều nơi hơn, tiếp cận đúng thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường và gia tăng lợi nhuận.
    Ưu điểm của phân phối gián tiếp là giảm thiểu được chi phí về sản xuất, thời gian cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức phân phối này cũng đồng nghĩa họ chấp nhận rủi ro một phần quyền kiểm soát sản phẩm và đối tượng khách hàng.
    Một ví dụ cụ thể trong ngành công nghiệp thực phẩm, trước khi ký hợp đồng với bên môi giới, nhà sản xuất thực phẩm sẽ phải tự cung cấp thực phẩm cho các cửa hàng sản xuất, các nhà cung cấp nhỏ hơn. Khi công việc kinh doanh mở rộng, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế để vận chuyển sản phẩm của họ đến tận các cửa hàng để xử lý việc bán hàng, phân phối, vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
    Kênh phân phối bán buôn hoặc bán lẻ

    Đây là loại hình kênh phân phối khác với hai loại hình trên, kết hợp với các nhà bán buôn, bán lẻ để hợp thành một chuỗi liên kết. Với các kênh phân phối bán buôn hay bán kẻ, các doanh nghiệp phân phối sẽ chịu mọi rủi ro nếu như sản phẩm không bán chạy. Hình thức này khiến người tiêu dùng hệ thống bán buôn, bán lẻ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi những thông tin một cách chính xác, minh bạch từ sản phẩm nhà sản xuất đang cung cấp.
    Khi lựa chọn loại hình phân phối này, doanh nghiệp sẽ có không tránh được trường hợp khó bán hoặc không thể bán được sản phẩm. Để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, các doanh nghiệp cần phải tìm cách để duy trì mối quan hệ dài lâu với các nhà bán buôn, bán lẻ.
    Loại hình distribution này giúp các nhà bán buôn, bán lẻ hiểu được chính xác về thông tin sản phẩm và dịch vụ thông qua việc cung cấp đầy đủ cho doanh nghiệp, qua đó tạo được lòng tin cho doanh nghiệp. Khi lựa chọn loại hình này, doanh nghiệp phải liên tục lắng nghe, tiếp thu các phản hồi từ khách hàng để lựa chọn đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, hình thức này cũng cho phép nhà bán buôn có thể trở thành đại lý, đồng nghĩa nhà bán buôn đó cũng sẽ có thể trở thành một phần của doanh nghiệp.
    Kênh phân phối điện tử

    Trong thời đại mạng xã hội đang phát triển như hiện nay, kênh phân phối điện tử là một trong những công cụ không thể bỏ qua. Kênh phân phối điện tử là loại cuối cùng trong các dạng kênh phân phối được hình thành do sự phát triển của công nghệ Internet. Loại hình phân phối này sở hữu rất nhiều những ưu điểm bởi còn được tích hợp thêm từ những loại phân phối truyền thống.
    Khi lựa chọn kênh phân phối điện tử, doanh nghiệp có thể đồng thời vừa sản xuất và quảng bá sản phẩm hay dịch vụ cùng lúc mà không cần phải tìm qua bên trung gian nhiều, sản phẩm vì thế sẽ được trực tiếp đưa đến tay khách hàng. Đây là hình thức distribution mua bán và trao đổi sản phẩm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian thông qua một số mạng xã hội phổ biến. Hình thức này được doanh nghiệp tận dụng, lựa chọn để có thể tương tác với khách hàng, nhờ đó mà quảng bá cho sản phẩm cho doanh nghiệp.
    Sự khác biệt của kênh phân phối điện tử đó giải quyết vấn đề về không gian và thời gian khi mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể được hưởng thêm những lợi ích thông qua hình thức này việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình một cách rộng rãi với kết nối tương tác trực tiếp tới người tiêu dùng. Trong thời đại công nghệ 4.0, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào loại hình phân phối điện tử này hơn.
    Cách bước để xây dựng một kênh phân phối hiệu quả

    Để xây dựng được một quy trình kênh phân phối hiệu quả và dễ dàng thì doanh nghiệp cần phải nắm được cách phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Dưới đây là 3 bước để xây dựng một kênh phân phối hiệu quả:
    Bước 1: Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu

    Việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó là phân tích các đối tượng, Chân Dung Khách Hàng của mình hướng tới là ai, những yếu tố thông tin nhân khẩu học như nơi sinh sống và làm việc, sở thích, thói quen và tần suất số lần mua hàng của họ. Khi xác định được những thông tin này thì doanh nghiệp có thể xác định chính xác được mục tiêu của việc phân phối và lựa chọn kênh sẽ rất phù hợp.
    Bước 2: Xác định mục tiêu của kênh phân phối

    Khi xây dựng một quy trình kinh doanh bạn cần phải xác định một mục tiêu nhất định phụ thuộc vào số lượng hàng hóa sản xuất ra. Thường thì đến bước này doanh nghiệp thường dựa theo mô hình SMART giúp cho bạn sử dụng trong những trường hợp để xác định mục tiêu. Distribution sẽ cung cấp cho bạn một mục tiêu khả thi, rõ ràng và trong giới hạn thời gian để tận dụng được nguồn lực hình thức phân phối có thể lựa chọn kênh phân phối.
    Bước 3: Đánh giá lựa chọn phương án và giải pháp

    Doanh nghiệp cần lựa chọn distribution sao cho phù hợp với mục tiêu sứ mệnh của công ty. Đồng thời, từ đó bạn cũng biết được cách biết áp dụng ngắn gọn giúp người xem dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ những gì bạn đang muốn nhấn mạnh.
    Như đã nói, kênh phân phối điện tử hiện nay đang chiếm khá nhiều ưu điểm dành cho các doanh nghiệp, nó nổi trội hơn các hình thức truyền thống khá nhiều. Do đó, tiếp thị sản phẩm thông qua kênh phân phối sàn TMĐT, website bán hàng. Đây là kênh tiếp thị được đánh giá mang đến hiệu quả tốt và nhanh chóng.
    Với website GoWEB, doanh nghiệp có thể trưng bày tất cả sản phẩm và dịch vụ của mình lên cửa hàng online, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng ở bất cứ đâu. Từ đó, xây dựng và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách hiệu quả. Với các tính năng này, doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình quản lý phân phối tối ưu, bao gồm:
    • Quản lý đơn hàng: Với GoWEB, nhà kinh doanh có thể dễ dàng quản lý và xử lý đơn hàng nhanh chóng và chính xác, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
    • Quản lý kho sản phẩm: Toàn bộ các thông tin về sản phẩm từ các kênh bán hàng cũng sẽ được quản lý một cách đồng nhất tại trang quản trị. Nhà bán hàng có thể quản lý được số lượng sản phẩm và bất kỳ những biến động nào có liên quan đến kho hàng.
    • Đa dạng hình thức vận chuyển và thanh toán cho khách hàng: Khách hàng được tự do lựa chọn đơn vị vận chuyển cũng như hình thức thanh toán phù hợp, nhằm mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua sắm hài lòng nhất:
    • Thêm vào đó, GoWEB còn cung cấp đến nhà bán hàng rất nhiều các tính năng hỗ trợ xây dựng kênh phân phối trên website hiệu quả như: quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý đa chi nhánh,… Và các công cụ thúc đẩy doanh số bán hàng như: Thiết lập chiến dịch email marketing, tạo mã giảm giá, flash sale.
    Sự đa dạng và sự phát triển nhanh chóng của thị trường hiện nay tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho việc lựa chọn kênh phân phối. Các doanh nghiệp thông minh không chỉ xác định đúng kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của mình mà còn tích hợp các kênh này một cách linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng sự biến động của thị trường và nhu cầu khách hàng. Việc hiểu rõ về các kênh distribution phổ biến là chìa khóa để xây dựng một chiến lược phân phối mạnh mẽ và bền vững.
     

Chia sẻ trang này