Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất?

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi Luuhien7903, 15/1/25.

  1. Người gửi:

    Luuhien7903 (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0000 Click để xem
  7. Zalo:

  8. Địa chỉ:

    Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 15/1/25, 0 Trả lời, 54 Đọc
  1. 15/1/25 lúc 10:52

    Luuhien7903

    Major Poster

    Luuhien7903
    Tham gia:
    16/9/24
    Bài viết:
    104
    Được thích:
    0
    Nhà đất là di sản thừa kế rất phổ biến và có giá trị lớn. Tuy nhiên, do nhiều người không hiểu quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp về thừa kế, mà chủ yếu là anh em, họ hàng. Vậy, khi bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất không?

    Để có câu trả lời về việc cô, dì, chú, bác có quyền yêu cầu cháu chia một phần di sản thừa kế là nhà đất cho mình khi cha, mẹ của cháu mất hay không cần làm rõ theo từng trường hợp dưới đây.

    >>> Xem thêm: Thời gian làm việc của phòng công chứng: Lịch cụ thể từng quận tại Hà Nội

    [​IMG]

    Trường hợp 1: Có di chúc

    Cô, dì, chú, bác hoặc cá nhân khác được hưởng thừa kế nếu có di chúc hợp pháp và được người lập di chúc đó cho hưởng di sản thừa kế.

    Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp phải có các điều kiện sau:

    (1) Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

    (2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    (3) Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Hình thức di chúc gồm 02 hình thức, đó là di chúc bằng văn bản (di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực) và di chúc miệng.

    Lưu ý: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Ngoài ra, cũng cần lưu ý quy định về người làm chứng khi lập di chúc, cụ thể:

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    >>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ online có khó không? 03 lợi ích khi thực hiện thủ tục trực tuyến

    [​IMG]

    Trường hợp 2: Không có di chúc

    Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế, đồng thời cũng không có quyền yêu cầu chia thừa kế.

    Lý do không được hưởng thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng điều kiện thừa kế theo pháp luật.

    Để được thừa kế theo pháp luật phải thuộc diện thừa kế và đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế, cụ thể:

    * Thuộc diện thừa kế

    Người thừa kế phải có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại) với người để lại di sản.

    Theo đó, cô, chú, bác có quan hệ huyết thống với bố của người cháu; dì có quan hệ huyết thống với mẹ của cháu nhưng không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng được điều kiện về hàng thừa kế.

    * Đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế

    Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Mặc dù thuộc diện thừa kế và thuộc hàng thừa kế nhưng cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế vì vẫn còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (ở đây là người cháu). Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

    >>> Xem thêm: Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, hướng dẫn cách viết đơn trình báo mất sổ đỏ

    Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này