Biện pháp đơn giản giúp nâng cao trí nhớ Theo nhà khoa học của Đại học Duke (Mỹ), một biện pháp đơn giản có thể thúc đẩy học tập và cải thiện sức khỏe tinh thần, trí nhớ của mọi người. Tư duy tò mò có thể tăng cường trí nhớ của một người. Ảnh minh họa. Động lực hành động tạo ra khác biệt Theo nghiên cứu mới của Đại học Duke, những người tưởng tượng mình là kẻ trộm đang xem xét một bảo tàng nghệ thuật ảo trên máy tính để chuẩn bị cho một vụ trộm sẽ ghi nhớ những bức tranh họ nhìn thấy tốt hơn so với những người chơi tương tự nhưng tưởng tượng mình đang thực hiện vụ trộm. Hai bên có sự khác biệt trong động lực hành động: Một bên tìm kiếm mục tiêu khẩn cấp, tức thời và một bên là tò mò khám phá mục tiêu trong tương lai. Sự khác biệt này có tiềm năng lớn để định hình các thách thức trong thế giới thực như khuyến khích mọi người tiêm vắc-xin, thúc đẩy hành động biến đổi khí hậu và thậm chí điều trị rối loạn tâm thần. Nhà nghiên cứu Alyssa Sinclair đã tuyển dụng 420 người trưởng thành để giả làm kẻ trộm các tác phẩm nghệ thuật trong một ngày. Những người tham gia được phân ngẫu nhiên vào 1 trong 2 nhóm và nhận được những bối cảnh khác nhau: Nhóm khẩn cấp đang thực hiện một vụ trộm, cần lấy được càng nhiều tác phẩm nghệ thuật càng tốt và nhóm tò mò đang tìm hiểu bảo tàng để lên kế hoạch cho một vụ trộm trong tương lai. Sau khi nhận được những bối cảnh khác nhau trên, những người tham gia 2 nhóm đã chơi cùng một trò chơi trên máy tính, ghi điểm theo cùng một cách. Họ khám phá một bảo tàng nghệ thuật với 4 cánhcửa màu, đại diện cho các phòng khác nhau và nhấp vào một cánh cửa để xem một bức tranh trong phòng và giá trị của nó. Một số phòng chứa nhiều bộ sưu tập nghệ thuật có giá trị hơn. Bất kể trong kịch bản nào, mọi người đều kiếm được tiền thưởng thực sự bằng cách tìm thấy những bức tranh có nhiều giá trị. Tác động của sự khác biệt trong suy nghĩ này được thể hiện rõ ràng nhất vào ngày hôm sau. Khi những người tham gia đăng nhập lại trò chơi, họ sẽ gặp một câu đố nhỏ về khả năng nhận ra 175 bức tranh khác nhau (100 bức tranh từ hôm trước và 75 bức tranh mới). Nếu người tham gia đánh dấu một bức tranh là quen thuộc, họ cũng phải nhớ lại xem nó giá bao nhiêu. Bà Sinclair và đồng tác giả nghiên cứu Candice Yuxi Wang, sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học & khoa học thần kinh tại Đại học Duke, đã rất hài lòng sau khi đánh giá kết quả. Theo bà Sinclair, những người tham gia nhóm tò mò để lên kế hoạch cho vụ trộm có trí nhớ tốt hơn vào ngày hôm sau. Họ nhận ra chính xác nhiều bức tranh hơn và nhớ mỗi bức tranh giá bao nhiêu. Phần thưởng cũng giúp tăng cường trí nhớ, vì vậy những bức tranh có giá trị được họ ghi nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, những điều này không thấy ở những người tham gia nhóm khẩn cấp tưởng tượng đang tiến hành vụ cướp. Mặc dù vậy, những người tham gia nhóm khẩn cấp lại có một lợi thế khác. Họ giỏi hơn trong việc tìm ra những cánh cửa nào giấu những món đồ đắt tiền, kết quả là họ “chộp” được nhiều bức tranh có giá trị cao hơn. Kho báu của họ được đánh giá cao hơn so với bộ sưu tập của những người tham gia nhóm kia. Minh họa người tham gia tự tưởng tượng mình là kẻ trộm một phòng tranh. Áp dụng phù hợp Giám đốc Viện Khoa học Não bộ của Đại học Duke, Tiến sĩ Alison Adcockn cho biết, quan trọng là biết sử dụng chiến lược phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, trong trạng thái khẩn cấp, dùng chiến lược áp lực cao có thể là lựa chọn tốt nhất cho một vấn đề ngắn hạn. Nhà nghiên cứu Alyssa Sinclair nhận định, nếu bạn đang đi bộ đường dài và gặp phải một con gấu, bạn sẽ không muốn nghĩ đến kế hoạch dài hạn mà cần tập trung vào việc thoát khỏi đó ngay. Việc chọn tư duy khẩn cấp cũng có thể hữu ích trong các tình huống ít rùng rợn hơn, đòi hỏi sự tập trung ngắn hạn, chẳng hạn như khuyến khích mọi người tiêm vắc-xin covid. “Đôi khi bạn muốn thúc đẩy mọi người tìm kiếm thông tin và ghi nhớ thông tin đó trong tương lai, điều này có thể tạo ra tác động lâu dài hơn đối với những thay đổi trong lối sống. Có lẽ vì điều đó, bạn cần đặt chúng ở chế độ tò mò để họ thực sự có thể lưu giữ thông tin đó” - bà Sinclair nói. Nhóm tác giả nghiên cứu đang theo dõi những phát hiện này để xem tính cấp bách và tính tò mò kích hoạt các phần khác nhau của não bộ như thế nào. Bằng chứng ban đầu cho thấy, bằng cách thu hút hạch hạnh nhân (vùng não hình quả hạnh được biết đến nhiều nhất với vai trò ghi nhớ nỗi sợ hãi), “chế độ khẩn cấp” giúp hình thành những ký ức tập trung, hiệu quả. Trong khi đó, sự khám phá và tò mò dường như đưa chất hóa học thần kinh dopamine tăng cường học tập đến vùng hải mã - một vùng não rất quan trọng để hình thành những ký ức dài hạn chi tiết. Với những kết quả trên, Tiến sĩ Adcock đang xem xét làm thế nào nghiên cứu trên có thể mang lại lợi ích cho những bệnh nhân mà bà giám sát với vai trò là bác sĩ tâm thần. Bà cũng hy vọng có thể cung cấp cho mọi người khả năng áp dụng các chiến lược qua các biện pháp tâm lý để đạt được hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, sự khác biệt trong các chiến lược (tò mò so với khẩn cấp) và kết quả của chúng (trí nhớ tốt hơn so với có các bức tranh đắt tiền hơn) không có nghĩa là cái này tốt hơn cái kia. Theo Sciencedaily Cẩm Bình https://baomoi.com/bien-phap-don-gian-giup-nang-cao-tri-nho/c/46682677.epi