Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Bí quyết lắp đặt công tắc hành trình tại nhà và những ứng dụng thú vị của n

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi binhan1985, 22/9/23.

  1. Người gửi:

    binhan1985 (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    288,600 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0901 575 998 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 22/9/23, 0 Trả lời, 756 Đọc
  1. 22/9/23 lúc 16:24

    binhan1985

    Junior Member

    binhan1985
    Tham gia:
    20/7/23
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    0
    1. Cách tự lắp đặt công tắc hành trình ở nhà
    Như các bạn đã biết, công tắc giới hạn hành trình thường có 3 chân. 1 chân sẽ được nối vào nguồn điện còn được gọi là chân COM. Còn 2 chân là NO và NC còn lại thì cứ chân này đóng thì chân kia mở. Thông thường, chân NO là chân mở còn NC là chân đóng. Chân NC tiếp xúc với tiếp điểm động giúp cho dòng điện chạy qua mạch và đi vào thiết bị cần cấp nguồn điện. Để lắp đặt công tắc hành trình, bạn nên làm theo các bước như dưới đây:
    - Gắn công tắc
    + Đầu tiên, bạn đặt thử công tắc ở 1 chỗ thoáng. Điều đó để có thể dễ dàng cho việc sửa chửa, bảo trì và điều khiển cần gạt.
    + Dùng máy khoan tay, sau đó khoan các lỗ trên giá đỡ theo các góc phù hợp với công tắc và ốc vít.
    + Đặt công tắc hành trình lên giá đỡ và dùng 1 cái tua vít để vặn cố định. Lưu ý: Tránh dùng khoan để vặn vì như thế sẽ dễ bị cháy các gai, khi hỏng hóc không thể tháo ra được.
    - Đấu dây
    + Đấu dây nguồn vào nguồn điện thông thường.
    + Chân COM sẽ được nối với dây nguồn.
    + Còn lại 2 chân là NO và NC. Thông thường thì dây dẫn đi vào thiết bị sẽ được vối với chân NO nhưng tùy vào cơ chế điều khiển, bạn có thể dùng chân NO và NC cho 2 thiết bị luôn để khi đóng thiết bị này thì bật thiết bị kia. Bạn nên nhớ dùng 1 con vít để cố định nhé!
    - Đảo chiều quay động cơ bằng công tắc hành trình
    Nguyên tắc đấu nối: Áp dụng theo nguyên tắc của mạch thuận – nghịch.
    Khi nhấn vào công tắc thì mạch sẽ liền, động cơ chạy sẽ làm cửa kéo xuống cho tới khi cánh cửa tự đá vào công tắc thì nó sẽ tự ngưng hoặc ta có thể nhấn ngưng. Kéo lên cũng vậy, bạn không cần phải mất công cài nút nhấn mà để nó tự động.
    2. Ứng dụng của công tắc hành trình
    - Cửa cuốn
    Cửa cuốn được dùng với chức năng chính là để chống trộm. Hiện giờ những chiếc cửa cuốn thường được lắp đặt trong nhà hoặc xí nghiệp. Cửa cuốn tự động bao gồm 1 tấm nhôm cuốn được cuốn vào 1 trục. Trục này được gắn với ổ trục và được nối với 1 motor Servo. Chân của công tắc hành trình được nối với motor của cửa. Cửa kéo lên thì motor sẽ quay cùng chiều. Còn cửa kéo xuống thì quay ngược chiều nhờ 2 công tắc hành trình được gắn vào 1 Reley
    - Băng tải
    Công tắc hành trình thường được gắn vào băng tải trong chế độ điều khiển băng tải bằng tay. Khi xếp hàng lên băng thì chúng ta cần băng tải dừng lại đúng chỗ. Thực ra việc này chúng ta hoàn toàn có thể dùng bộ điều khiển servo. Nhưng thường thì ta sẽ dùng song song 2 loại này vì công tắc hành trình giúp đảo chiều quay của motor bên trong, từ đó làm đảo chiều chạy của băng tải. Khi có sự cố cần cho băng chạy trái lại cũng dễ dàng cho việc bảo hành và sửa chữa chỉ với 1 công tắc hành trình.
    - Pa lăng
    Cũng tương tự như cửa kéo tuy nhiên Pa lăng là hệ thống xích được nối với 1 ròng rọc. Đầu của xích có gắn 1 móc sắt giúp kéo hoặc nâng hạ đồ vật, hàng hóa lên/xuống. Đầu còn lại là một cuộn xích được nối với 1 trục xoay. Trục này có thể được gắn với cần xoay bằng tay hoặc với 1 motor có sức kéo lớn. Để nâng, hạ đồ vật, hàng hóa thì motor này cần được trang bị các công tắc hành trình theo mạch thuận – nghịch như mình đã giới thiệu ở bên trên để đồ vật, hàng hóa có thể dừng đúng lúc, đưa móc sắt lên cao hoặc hạ xuống 1 cách dễ dàng và mau chóng.
    - Xe nâng
    Trong xe nâng thường được trang bị sẵn công tắc hành trình kiểu đòn. Chúng thường được gắn bên trong khoang lái. Các cần gạt trên xe nâng mà bạn thường thấy, cũng dùng với mục đích là nhằm nâng hạ đồ vật (bình thường là các loại hàng hóa nặng). Phía trước xe nâng có gắn 1 động cơ để đưa trục nâng lên hoặc hạ xuống, kết nối trực tiếp với 2 công tắc hành trình để đưa vào khoang lái.
    - Cẩu trục
    Cách hoạt động của công tắc hành trình ở trên cẩu trục cũng sẽ tương tự như trên băng tải hay trên pa lăng. Người điều khiển cẩu trục thường dùng các loại nút bấm để điều khiển hàng hóa. Thông thường đối với cẩu trục hạng nhẹ, không cần độ chuẩn xác quá cao thì người ta sẽ dùng công tắc hành trình. Điều đó sẽ giảm bớt được chi phí đầu tư so với dùng các loại AC hay cảm biến.
    3. Các hãng sản xuất công tắc hành trình uy tín
    - Công tắc hành trình Omron
    Có mặt trên thị trường sớm, phổ thông trong ngành công nghiệp.
    Có nhiều loại công tắc hành trình với kích thước, cơ cấu tác động khác nhau, giúp đa dạng cho việc lựa chọn.
    Độ an toàn và độ bền, tuổi thọ của công tắc hành trình loại này cao.
    >> Xem thêm: Công tắc hành trình Omron Z-15GW2-B
    - Công tắc hành trình Hanyoung
    Giá thành của loại công tắc hành trình này tương đối rẻ.
    Độ bền của công tắc tương đối tốt.
    Tuy nhiên một nhược điểm là hơi ít mẫu mã và thị trường tiêu thụ nhỏ.
    >> Xem thêm: Công tắc hành trình Hanyoung HY-M908

    https://www.yeuthucung.com/threads/...à-và-ứng-dụng-của-công-tắc-hành-trình.352014/
     

Chia sẻ trang này