Hoa sữa nhìn ở mặt tích cực sẽ có nhiều công dụng cho sức khỏe. Hoa sữa là nét đặc trưng không thể thiếu của mùa thu Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ chẳng có loài hoa nào lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều như loài hoa này, nhất là vào khoảng tháng 9, 10, thời điểm hoa nở rộ. Có không ít người yêu thích hương hoa sữa, nhưng cũng có nhiều người nếu ngửi thấy mùi hương này lại có cảm giác đau đầu, khó chịu... điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Ảnh minh họa Về vấn đề này, TS.BS Bùi Văn Khánh - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai từng chia sẻ với VNN: Mùi hương nồng nàn của loại hoa này đã mang đến một số phiền toái. Một số người khi hít phải phấn hoa sữa xuất hiện tình trạng khó thở, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi thành tràng… Đây chính là tình trạng dị ứng với phấn hoa của cây hoa sữa. Lý giải lý do ngửi loài hoa này lại có thể gây dị ứng, TS.BS Khánh cho biết, thực chất, mùi của loài hoa này không phải yếu tố gây dị ứng, mà "phấn hấn hoa sữa mới chính là nguyên nhân gây lên bệnh dị ứng. Khi hít phải các hạt phấn này, tại mũi, họng, mắt của người bệnh sẽ sinh ra các phản ứng viêm, dị ứng gây xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng”, bác sĩ cho biết. Cũng theo TS.BS Khánh, đa số người bị dị ứng hoa sữa thường gặp các triệu chứng như hắt hơi thành tràng dài, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, chảy nhiều dịch mũi, ngạt mũi… Đây là biểu hiện của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng theo mùa. Mặc dù các triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng khi số lượng phấn hoa bạn hít phải càng nhiều thì các biểu hiện dị ứng càng trầm trọng hơn. Một số người dị ứng nặng có thể xuất hiện khó thở và cần được can thiệp y tế, đặc biệt ở những người có tiền sử hen phế quản dị ứng. Tuy nhiên, nhìn ở mặt tích cực, hoa sữa thực chất cũng có nhiều công dụng cho sức khỏe. Công dụng của cây hoa sữa với sức khỏe Cây sữa (hay hoa sữa) còn có tên mùa cua, mò cua, mồng cua. Tên khoa học là Alstonia Scholaris (L). Gọi là sữa vì toàn cây khi bị thương tổn thì nhựa chảy ra trắng như sữa. Theo Đông y, vỏ cây sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược (sốt rét muỗi truyền) phát hãn, kiện vị. Nhựa, vỏ, lá cây hoa sữa là những thành phần được sử dụng làm thuốc, chiết xuất các thành phần hóa học có bản chất là alkaloids, steroids… Vỏ cây có chứa các alkaloid như ditamine, echitenine và echitamine và được sử dụng như một thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị sốt rét như thuốc thay thế cho Quinine. Nước sắc vỏ cây có tác dụng điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Nước sắc lá cây được dùng để trị bệnh beribri (bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1). Ảnh minh họa Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sữa Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô tán mịn: ngày uống 1 - 3g bột, uống với nước nóng hoặc sắc. Dùng cho người tạng nhiệt, ăn kém, người gầy. Rượu vỏ cây sữa: vỏ cây sữa tán nhỏ 75g. Rượu 30 - 35o lượng 500ml. Ngâm 7 ngày lọc lấy nước trong rồi thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 40ml chia 2 lần, trước 2 bữa ăn chính. Cao lỏng vỏ cây sữa: ngâm bột vỏ sữa với cồn 60o trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc lọc và thêm cồn 60o cho bằng trọng lượng của vỏ, để cuối cùng cho 1kg vỏ sẽ được 1 lít cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0,5 - 1,5g. Nhiều nhất chỉ uống mỗi lần 2g và mỗi ngày 6g. Nước sắc đặc vỏ cây sữa dùng ngâm chữa đau răng, đắp lở loét. Chữa bạch huyết cấp - kèm ho hen: vỏ sữa 15g, tử thảo 15g, ngũ vị tử 15g, anh túc xác 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nôn mửa, thiếu máu do hóa trị liệu: lá sữa 20g sao vàng sắc uống. Lưu ý khi sử dụng cây hoa sữa điều trị bệnh Không phải ai cũng có thể sử dụng loài cây này để điều trị các căn bệnh liên quan trên. Với một số người khi dùng bài thuốc từ cây hoa sữa đem lại tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, cần lắng nghe cơ thể mình. Những người bị mắc bệnh về hen suyễn và viêm mũi dị ứng thì không nên dùng vì những người này thậm chí chỉ cần ngửi mùi hoa này thôi có thể khiến bệnh của họ dai dẳng hơn. Những người mắc bệnh về xoang, trẻ nhỏ, người già có đường hô hấp kém không nên tiếp xúc nhiều với phấn và mùi hoa sữa Tốt nhất, không nên sử dụng quá liều lượng và cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y trước khi sử dụng. Nguồn : cài win tận nơi quận tân phú nhanh và cài win tận nơi quận 11 giá rẻ