Thói quen ăn trầu không chỉ có tác dụng nhuộm răng đen mà còn giúp cho nướu rắng chắc, trị các bệnh sâu răng. Tuy nhiên, việc răng xỉn ố ở thời nay khiến nhiều người tự ti. Vậy nên Bảo Khánh chỉ các bạn cách ngâm rượu hạt cau đánh bay hôi miệng, không sợ răng ố đen. Tác dụng của rượu ngâm hạt cau Trong đông y, cau có tính ôn, ăn cho vị chan chát. Cả thịt và phần hạt đều có những dược tính quý báu, trong đó hạt cau được sử dụng nhiều hơn cả vì được tập chung nhiều dưỡng chất. Cụ thể, hạt cau có chất tanin cao. Chất này có hàm lượng lên tới 70% trong hạt non, còn hạt chín chỉ khoảng 15-20%. Ngoài ra còn có chất alcaloid: arecolin, arecailin gây chảy nước bọt nhiều, tăng tiết dịch vị, dịch ruột, co đồng tử (dùng trong bệnh glaucom), giảm nhịp tim, tăng nhu động ruột. Chất arecolin độc nhưng lại vô hại hại cho người ăn trầu, vì đã có vôi và nước bọt kiềm hóa arecolin chuyển thành arecalin không độc. Hạt cau trong đông y thường được biết đến với tên gọi như binh lang. Khi ăn mang vị cay đắng chát, tính ấm. Hạt cau còn có tác dụng thông thủy, hạ khí, sát trùng và phá tích, tốt cho cả tiêu hóa. Trị giun sán, ăn uống tích trệ gây đau bụng. Hạt cau có 2 loại: kê tâm tân lang (hạt cau giống tim gà) là loại tốt giáng khí mạnh và thoa thân tân lang (hạt cau hình thoi) công năng kém hơn. Cách ngâm rượu hạt cau trị hôi miệng, viêm nướu Chuẩn bị nguyên liệu: Để có một bình rượu ngâm hạt cau chuẩn, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 1 đến 1.5 kg cau tươi 2 lít rượu trắng ngon 1 chum sành ngâm rượu 5 lít Các phụ kiện khác như dao thớt, bao tay… Lưu ý, khi chọn cau để ngâm, bạn không nên chọn quả quá non hoặc quá già bởi hàm lượn tanin ko ổn định, giảm hiệu quả khi đem ngâm rượu. Cách ngâm rượu hạt cau trị hôi miệng Bước 1: Bạn đem đổ 2 lít rượu trắng đã chuẩn bị vào chum đã chuẩn bị. Xem thêm: https://gomsubaokhanh.vn/cach-ngam-ruou-hat-cau-tri-dut-diem-hoi-mieng-viem-nuou.html