Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Băng tần 5G thứ ba tại Việt Nam có chủ

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 10/7/24.

  1. 10/7/24 lúc 09:00

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,741
    Được thích:
    7,844
    Băng tần 5G thứ ba tại Việt Nam có chủ

    MobiFone trở thành nhà mạng thứ ba giành quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho khối băng tần 5G tại Việt Nam.

    Chiều 9/7, buổi đấu giá băng tần 3.800-3.900 MHz (khối băng tần C3) diễn ra, với kết quả thắng thuộc về Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trở thành nhà mạng thứ ba tại Việt Nam giành quyền sử dụng tần số 5G, sau Viettel và VNPT.

    Theo đại diện MobiFone, việc sở hữu khối băng tần trên là cơ sở để đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên toàn quốc ngay trong năm 2024. Nhà mạng dự kiến tập trung ban đầu vào việc tăng cường dịch vụ tại các thành phố lớn, khu vực sân bay, điểm du lịch hay khu công nghiệp. Ngoài ra, MobiFone cho biết có thể sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các nhà mạng khác để tối ưu hóa nguồn lực.

    "Triển khai 5G là nội dung trọng yếu của chúng tôi trong hành trình phát triển và chiến lược đến năm 2035, chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang tập đoàn công nghệ", MobiFone cho hay.

    [​IMG]
    Kỹ thuật viên của MobiFone tại một trạm 5G thử nghiệm. Ảnh: Thu Hà

    MobiFone đã tiến hành thử nghiệm 5G tại nhiều địa bàn trên cả nước, cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu để đánh giá và xây dựng phương án mở rộng mạng lưới trong tương lai.

    Trước đó, hồi tháng 3, Viettel đấu giá thành công và giành quyền sở hữu khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz) cho cả mạng 4G và 5G với giá 7.533 tỷ đồng, còn VNPT trúng đấu giá khối C2 (3.700-3.800 MHz) với 2.581 tỷ đồng. Số tiền MobiFone đưa ra chưa được công bố, nhưng giá khởi điểm của khối C3 ít nhất bằng số tiền thắng của khối C2.

    Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức đấu giá thành công tần số, sau 15 năm kể từ khi Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội thông qua. Theo chuyên gia Đoàn Quang Hoan, Phó chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, có hai yếu tố chính dẫn đến sự chênh lệch giá giữa các băng tần. B1 có tần số nhỏ hơn, tương đương độ phủ rộng hơn, từ đó giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí triển khai trạm thu phát sóng. Ngoài ra, đây cũng là băng tần duy nhất cho phép triển khai cả mạng 4G và 5G, so với chỉ 5G của khối C, từ đó mang lại giá trị về kinh doanh và triển khai khi Việt Nam chuyển dần từ 4G sang 5G.

    Theo yêu cầu, doanh nghiệp trúng đấu giá phải triển khai dịch vụ 5G trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp phép và sau hai năm phải có tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G.

     

Chia sẻ trang này