[h=2]Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến[/h][h=4]Bệnh vảy nến là một loại bệnh mà các tế bào da khi chết dày lên tạo thành những nốt vảy da gây ngứa, các vẩy như vảy cá trên da ngày càng phát triển làm cho người bệnh luôn bị ngứa ngáy rất khó chịu. Chánh Tuân có một người thân bị bệnh vảy […] [/h]Bệnh vảy nến là một loại bệnh mà các tế bào da khi chết dày lên tạo thành những nốt vảy da gây ngứa, các vẩy như vảy cá trên da ngày càng phát triển làm cho người bệnh luôn bị ngứa ngáy rất khó chịu. Chánh Tuân có một người thân bị bệnh vảy nến hơn 10 năm nay, đã đi chữa trị nhiều nơi và sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không thể chữa trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này và được các bác sỹ khuyên nên “sống chung hòa bình” với căn bệnh này. Thật may mắn vì tình cờ gần đây Chánh Tuân được một người quen chỉ cho hai bài thuốc dân gian để điều trị bệnh vảy nến rất đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng lại rất hiệu nghiệm (kiên trì thực hiện liên tục ít nhất 2 tháng sẽ thấy kết quả), đến nay người thân của Chánh Tuân đã gần như khỏi hẳn bệnh. Chánh Tuân cũng đã chia sẻ 2 bài thuốc này đến một vài người quen đang bị bệnh vảy nến và cũng đã giúp cho căn bệnh của họ đã được điều trị khỏi hẳn. Mọi người chỉ nên sử dụng một trong hai bài thuốc dân gian sau đây: 1. Bài thuốc thứ nhất (Rất hiệu nghiệm và dễ thực hiện): Dùng lá và đọt tươi của cây Muồng Trâu rửa sạch rồi đâm nhuyễn lấy nước, sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh lác nhãn hiệu Kentax (loại thuốc được bán rất phổ biến tại các tiệm thuốc Tây dùng để điều trị các bệnh nấm trên da, Tuyp thuốc màu cam, lớn bằng ngón tay út)) theo tỷ lệ 2/3 nước lá và đọt Muồng Trâu tươi với 1/3 dung dịch kem thuốc lác. Sau đó chấm bông gòn thoa hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến. (Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này thì mọi người nên hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào) 2. Bài thuốc thứ hai: Lá trầu + rau răm + muối sống (muối hột) + bèo hoa dâu. Rửa thật sạch bằng nước muối rồi cắt hoặc xé nhỏ tất cả các loại lá trên bỏ vào nồi đun sôi chín nhừ khoản từ 15 – 20 phút, để ấm rồi lấy nước tắm (trước khi tắm nên uống khoảng 1/5 ly rượu nhỏ [loại ly nhỏ dùng để uống rượu] hỗn hợp nước của các loại lá này (Nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai hoặc đang cho con bú thì tuyệt đối không nên uống hỗn hợp nước này), sau đó giã nát hỗn hợp các loại lá này rồi lấy bông gòn thấm hút nước từ hỗn hợp lá đã được giã nát này chà xát vào vùng da nơi bị vảy nến để cho các vảy nến bị bong tróc khỏi làn da. Ghi chú: Số lượng các loại lá được dùng cho mỗi lần nấu nhiều hay ít là tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ (mỗi lần nấu có thể sử dụng từ 7 – 20 lá trầu; từ 10 – 20 lá bèo hoa dâu; từ 2 – 4 nắm rau răm; lượng muối hột vừa đủ mặn (không nên quá mặn); lượng nước từ 2 – 3 lít nước). Mỗi ngày nên tắm và thoa hỗn hợp lá này 2 lần (không nên tắm lại bằng nước sạch ngay mà phải đợi khoản 3 – 4 tiếng đồng hồ sau mới tắm lại bằng nước sạch nhằm giúp cho nước từ hỗn hợp lá này thấm sâu vào những vùng bị vảy nến). Nên ngưng sử dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh vảy nến trước đây mình đã sử dụng. Muối hột (muối sống) Rất mong quý anh chị em cùng chia sẻ 2 bài thuốc dân gian này đến với những ai bị bệnh vảy nến để giúp họ tìm thấy được niềm vui và sự dễ chịu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu có điều gì chưa rõ về 2 bài thuốc trên thì quý anh chị em có thể liên lạc với Chánh Tuân qua số điện thoại 0937.68.78.79 để cùng trao đổi thêm. Chánh Tuân.