Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng. Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào tháng 5 – 6; mùa quả vào các tháng 7 – 9. Quả cũng để ăn, vỏ quả và toàn cây dùng làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chừng 10,3% protid. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu. Theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư. Theo Đông y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (ăn chín); thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát (ăn sống). Dịch chiết bằng rượu của củ ấu non ăn sống có tác dụng phòng ung thư, u bướu. Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy; củ ấu già có tác dụng kiện tỳ bổ khí, dùng cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Có thể dùng 50 – 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh. Bài thuốc chữa ung thư gan từ củ ấu Cách chế biến: Củ ấu tươi sống 20-30 củ Thành phần: Hoặc lá, thân cuống cây ấu 45g. Mang thịt củ ấu sẳc nước, khi nước cò màu đậm đặc là được, ngày uống 2 – 3 lần thay chè. Hoặc dùng phương thuốc thử haì, mang câv ấu sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, tối 3 lần thay chè. Theo Tribenhgan