Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Apple có thể vi phạm luật của EU nếu khóa tính năng cáp USB C không có Made for iPhone

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 15/3/23.

  1. 15/3/23 lúc 08:34

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,772
    Được thích:
    7,810
    Apple có thể vi phạm luật của EU nếu khóa tính năng cáp USB C không có Made for iPhone


    [​IMG]

    Có rất nhiều thông tin về việc iPhone mới sẽ sử dụng cổng USB C thay vì Lightning, và cổng USB C này sẽ đòi hỏi những sợi cáp tuân thủ theo chương trình made for iPhone (MFi) để có thể sạc nhanh. Made for iPhone là chương trình của Apple mà trong đó các phụ kiện sẽ phải được kiểm tra, có chip xác thực và tuân thủ các yêu cầu của Apple nhằm đảm bảo chất lượng, phải nộp cho Apple một số tiền phí trên từng đầu sản phẩm bán ra.

    Điều này đồng nghĩa với các sợi cáp USB C bình thường mà chúng ta đang sử dụng có thể sẽ không hoạt động tốt trên iPhone, chỉ có thể sạc thường thay vì sạc nhanh. Trên thực tế, chương trình made for iPhone đã có từ rất lâu nhưng nó thường áp dụng với những phụ kiện theo chuẩn riêng của Apple như chân 30 pin trước kia hay chân Lightning, chứ không phải là cổng USB theo tiêu chuẩn mở của thế giới.

    Tuy vậy, có thể Apple sẽ không thể thực hiện những giới hạn với cổng USB C trên iPhone vì nó vi phạm luật của liên minh Châu Âu. Trong điều 6 của điều luật này có ghi rõ nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ các thông tin về công suất sạc tối đa và tối thiểu của thiết bị, đồng thời trong thông cáo báo chí của EU hồi tháng 10.2022 ghi rõ:

    "Cổng sạc và công nghệ sạc sẽ có tính tương đồng với nhau : đầu tiên, cổng USB C là một cổng phổ thông, do vậy nó sẽ đảm bảo người tiêu dùng có thể sạc thiết bị của họ bằng chung một cục sạc USB C, cho dù thiết bị đó do ai sản xuất. Hơn nữa, việc tương thích sạc nhanh sẽ ngăn cản các nhà sản xuất khác nhau giới hạn tốc độ sạc một cách vô lý, và giúp đảm bảo tốc độ sạc là tương đồng khi sử dụng bất cứ sạc tương thích nào trên cùng một thiết bị"

    Quan trọng hơn nữa, trong hướng dẫn của EU về luật này, có ghi:

    “Yêu cầu bắt buộc các điện thoại di động và các thiết bị tương tự, nếu sử dụng sạc có dây, và tương thích với USB C, và hỗ trợ sạc nhanh hơn 5 volts, dòng cao hơn 3 amperes hay tổng công suất lớn hơn 15W thì đều phải tích hợp giao thức sạc tiêu chuẩn USB Power Delivery”.

    Chuẩn USB PD là chuẩn sạc nhanh tiêu chuẩn mà gần như toàn bộ các thiết bị sạc nhanh máy tính và Android đều sử dụng, kể cả các máy tính MacBook hay iPad dùng USB C của Apple đều tương thích với USB PD. Việc yêu cầu phải có PD dẫn đến hệ quả là iPhone sẽ phải hỗ trợ PD nếu tích hợp sạc nhanh hơn 15W. iPhone 14 hiện tại đang dùng sạc nhanh 27W. Mình không chắc hoặc Apple có thể lách luật 1 cách tinh vi bằng cách hạ công suất sạc thường xuống 15W không hỗ trợ PD, đồng thời đưa ra 1 công nghệ sạc riêng với công suất cao hơn hay không.

    Trên thực tế, EU không quy định rõ về băng thông truyền tải dữ liệu nên nếu muốn Apple hoàn toàn có thể đưa ra những giới hạn về băng thông truyền tải thông qua MFi. Hơn nữa, có thể sẽ có những cách lách luật rất tinh vi nếu Apple kiên quyết đeo đuổi việc giới hạn tốc độ sạc của các cáp không tương thích MFi như một công cụ để kiếm tiền. Ví dụ như cách làm ở trên hoặc cho sạc bình thường nhưng không cho truyền tải file/nghe nhạc qua cổng USB C nếu không dùng phụ kiện MFi.

    Trên thực tế, cổng USB C là một cổng rất tiện nhưng cũng rất rối, với hàng loạt những tiêu chuẩn và đặc tả khác nhau. Cùng một sợi cáp USB C nhưng có sợi chỉ sạc được 20W, có sợi thì lại lên đến 140W hay tương thích với cả Thunderbolt 4 và gây nhiều khó hiểu cho người dùng.

    MFi là một tiêu chuẩn rất tốt, nó đảm bảo các phụ kiện tương thích với nhau và giúp thiết bị hoạt động hiệu quả, ổn định hơn so với các phụ kiện kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên, không phải cáp không tương thích MFi nào cũng xấu và chất lượng kém, đôi khi chỉ vì nhà sản xuất đó không muốn tham gia MFi vì tốn thêm nhiều chi phí mà thôi. Cá nhân mình nghĩ MFi vẫn nên tồn tại, và lựa chọn mua cáp nào là do người tiêu dùng, không phải do nhà sản xuất.


    Tham khảo: laptopmag
     

Chia sẻ trang này