5G đã sẵn sàng, chỉ chờ tần số Theo kế hoạch thương mại hóa mạng 5G của Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng di động sẽ cung cấp dịch vụ 5G đến người dân, doanh nghiệp từ cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Đã có thể dễ dàng bắt sóng 5G ở nhiều nơi dù tốc độ chưa được cao do trong thời gian thí điểm cũng như tùy vị trí, lượng người đang sử dụng - Ảnh: Đ.THIỆN Từ năm 2020, ba nhà mạng di động lớn nhất Việt Nam là Viettel, Vinaphone và MobiFone đều đã phát sóng thử nghiệm mạng 5G. Nay họ đã thu được nhiều thông số cần thiết cho việc tính toán để thương mại hóa dịch vụ 5G. Hãy lập kế hoạch để phủ sóng toàn quốc ngay trong năm 2024, hãy sử dụng 5G ngay, không cần phải đi qua giai đoạn trung gian 4,5G. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông NGUYỄN MẠNH HÙNG Nhà mạng đã sẵn sàng Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện MobiFone cho biết: "Đã thử nghiệm 5G tại TP.HCM, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Hưng Yên". Kết quả thử nghiệm được đại diện MobiFone khẳng định sẽ cung cấp các dịch vụ di động truyền thống với trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và các dịch vụ số 5G (như chơi game trực tuyến trên dịch vụ "đám mây", video chất lượng 8K, thực tế ảo VR, thực tế tăng cường XR - PV) dựa vào ưu thế về tốc độ cao, độ trễ thấp của công nghệ 5G (so với 4G mà hầu hết điện thoại di động đang dùng hiện nay). Trong khi đó, Tập đoàn VNPT cho biết sóng 5G Vinaphone đã được mở rộng tại 16 tỉnh, thành phố. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, VNPT đã phát sóng khoảng hơn 100 điểm trạm 5G trên 10 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM. Hiện có khoảng 18% thiết bị của người dùng VNPT đã sử dụng 5G. Việc triển khai kinh doanh dịch vụ 5G trong năm 2024 được chủ tịch hội đồng thành viên VNPT Tô Dũng Thái xác nhận: "Năm nay VNPT chắc chắn làm 5G và sẽ triển khai như cam kết theo yêu cầu về đấu giá của Bộ Thông tin và Truyền thông. Song chúng tôi cũng sẽ phải tính toán căn cơ để bảo đảm việc kinh doanh dịch vụ này". Trong khi đó, nhà mạng Viettel cho biết đã xây dựng và triển khai thử nghiệm tới gần 500 trạm 5G tại 63 tỉnh, thành phố. Nhà mạng này còn triển khai mạng di động 5G dùng riêng trong thực tế. Đặc biệt, Viettel còn nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm diện rộng hệ sinh thái sản phẩm 5G cả phần cứng và phần mềm, làm chủ toàn bộ công nghệ mạng 5G. Tham vọng của tập đoàn này trong năm 2024 là chính thức công bố hệ sinh thái thiết bị 5G do Viettel sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh cả trong nước lẫn quốc tế... Chỉ chờ đấu giá băng tần Mới đây, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia, đơn vị thực hiện cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, vừa thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng các khối băng tần diễn ra vào giữa tháng 3-2024 dùng cho mạng 5G. Doanh nghiệp trúng đấu giá sẽ được cấp phép sử dụng băng tần 15 năm. Một lãnh đạo MobiFone cho biết đã chuẩn bị phương án đấu giá cũng như phương án đầu tư phát triển vùng phủ sóng mới 5G và phương án kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên nền 5G. "Chúng tôi sẽ triển khai thương mại hóa 5G sớm nhất có thể sau khi trúng đấu giá 5G. MobiFone đang chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật để có thể cung cấp dịch vụ 5G trong năm 2024, tùy thuộc vào kết quả đấu giá 5G sắp tới", vị lãnh đạo MobiFone nói. Vị này khẳng định nếu có thêm băng tần 5G, các nhà mạng có thể tăng trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các dịch vụ viễn thông (đặc biệt là dịch vụ truy cập dữ liệu), dịch vụ nội dung số, giải trí số... và tối ưu theo nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực, năm 2024 là thời điểm chín muồi triển khai kinh doanh dịch vụ 5G tại Việt Nam do kinh tế số Việt Nam đang phát triển rất mạnh; nhu cầu kết nối mạng Internet di động và sử dụng dữ liệu của người dùng tăng cao, không chỉ thiết bị cá nhân mà còn cả thiết bị IoT (Internet of things - vạn vật kết nối mạng), thiết bị công nghiệp... Lộ trình tắt sóng 2G của Việt Nam đã rõ vào thời điểm tháng 9-2024; lượng thiết bị đầu cuối hỗ trợ mạng 5G tại Việt Nam ngày càng phong phú và giá cả phù hợp. "Triển khai 5G không còn là sớm nhưng cũng chưa phải là trễ nếu so sánh với mặt bằng chung trên thế giới", một chuyên gia viễn thông (đề nghị không nêu tên) nhận định. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định tại hội nghị quân chính của Tập đoàn Viettel vào tháng 1-2024: "2024 là năm thương mại hóa 5G trên phạm vi toàn quốc. Nếu 4 năm trước đây mà triển khai 5G thiết bị rất đắt, có làm thì cũng chỉ nên phủ sóng 20 - 30% dân số. Nay giá thiết bị giảm chỉ còn 1/4, vậy nên vẫn với số tiền ấy chúng ta có thể phủ sóng 100%". Chất lượng mạng lưới Việt Nam chưa tốt Theo đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, một số nhà mạng Việt Nam những năm gần đây đầu tư ít nên chất lượng mạng lưới chưa thật tốt. Chất lượng di động 4G của các nhà mạng Việt Nam là không cao. Tốc độ tối thiểu chỉ đạt 10 - 15Mbps (trong khi cao là phải 30Mbps), tốc độ trung bình chỉ đạt 30 - 40 Mbps (cao thì phải trên 50Mbps). Xếp hạng của Việt Nam là 55 - 60/140 nước, chưa phải mức cao của thế giới. Ông Hùng cho rằng mạng 5G tại Việt Nam phải đặt mục tiêu tốc độ tối thiểu 100Mbps và trung bình trên 300Mbps. Hiện các dòng điện thoại phổ biến ở Việt Nam của Samsung, Apple, Oppo, Xiaomi... đều đã hỗ trợ 5G với giá bán khá cạnh tranh, từ khoảng 10 triệu đồng trở lên. "Việc thương mại hóa 5G sẽ tạo ra một làn sóng mới về dịch vụ và ứng dụng di động. Điều này có thể bao gồm các ứng dụng mới trong lĩnh vực giải trí, y tế, giáo dục và công nghiệp. Chúng tôi mong đợi sự sáng tạo từ các nhà phát triển ứng dụng để tận dụng tối đa tiềm năng của mạng 5G", bà Ánh Hồng, đại diện hệ thống bán lẻ 24hStore, nói và hy vọng mạng 5G sẽ giúp cải thiện đáng kể về tốc độ và độ phủ sóng của mạng di động. Đại diện một nhà bán lẻ khác kỳ vọng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, mạnh mẽ trong ngành công nghiệp di động khi có 5G, giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và giá cả cạnh tranh hơn. 5G hơn 4G chỗ nào? So với mạng 4G hiện nay, mạng 5G hơn hẳn về nhiều mặt, không chỉ tốc độ kết nối cao hơn mà còn có độ trễ thấp hơn rất nhiều, đồng thời phạm vi phủ sóng rộng hơn và cho số lượng thiết bị kết nối mạng cùng lúc nhiều hơn. Chẳng hạn, về lý thuyết trong môi trường lý tưởng, 5G có tốc độ kết nối khoảng 10GBps, độ trễ từ 4ms-1ms, trong khi 4G có tốc độ chỉ khoảng 1GBps, độ trễ đến 75ms (tốc độ kết nối thực tế sẽ bị chi phối bởi khoảng cách, số lượng thiết bị, băng thông)... Trong khi 4G giới hạn về số lượng thiết bị kết nối cùng lúc thì 5G lại cho phép lượng thiết bị lên gấp 10 - 100 lần. Đó là chưa kể 5G tiêu thụ năng lượng thấp hơn rất nhiều so với 4G. Chính điều đó cho phép mạng 5G không chỉ dùng cho các thiết bị cá nhân kết nối tốc độ cao mà còn các thiết bị đòi hỏi băng thông lớn (thực tế ảo, thực tế tăng cường). Số lượng thiết bị và phạm vi kết nối rộng cho phép 5G hoạt động hiệu quả trong các kết nối thành phố thông minh, Internet vạn vật... Bên cạnh đó, độ trễ thấp đến gần như bằng 0 cho phép 5G phù hợp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như điều khiển từ xa, khám bệnh từ xa, phẫu thuật qua mạng... https://tuoitre.vn/5g-da-san-sang-c...BtrLWNryF8gwgG7KAQXzowxerLMy_AcA3KjOyTB_-HL0m
máy cha nổ hơn china nữa.. china thì có kinh công điểm nguyệt biến hóa tàn hình..nhưng có làm được đâu.thực tế mà nói sóng 4g chổ có chổ ko.. chỉ mang tiếng.. chứ còn thua china nhiều thứ về mọi mặc mà gáy thấy sợ thật-mấy cha nó về phủ sóng cho dân thực chất là túi tiền mấy ba thôi...là gi có lợi cho dân nhiều---tỉ lệ dân cư đông thì bọn nó phủ sóng.. chủ yếu mau lấy vốn... dân cư thua thớt còn lâu nói có sóng . nói chung là lổ...nếu mang tiếng lo cho dân thì vùng sâu xa thì chổ nào cũng phải có sóng ko cần lổ lời.. còn dằng này mang tiếng lo cho dân nhưng thực chất là kính tế là chính... gáy hơn gà toàn so sánh với các nước phát triển tự chế tạo chip 5g nghe măc mệt.1 là học lõm còn 2 là mướn gia công về đóng mác... nhân tài thì đéo có viec lam toàn đi xllđ...mà có món ngon toàn con ông cháu cha...tháy tiến sĩ bác sỹ giáo viên vào khu cong nghiệp nhóc lun
sóng 4g ỏ nhiều nơi mà dùng ip 2 vạch sóng là éo vào dc mạng.ở đó mà 5g 90% người dân đang dùng đt 4g chứ có đt 5g đâu mà phủ sóng