5 tính năng Android đã "học hỏi" từ iOS Trong quá trình phát triển, Google đã "học hỏi" không ít tính năng từ Apple và tích hợp chúng vào hệ điều hành Android của họ. Điều hướng bằng cử chỉ - Cơ chế điều hướng bằng cử chỉ đã xuất hiện trong nhiều năm. Một số nhà sản xuất Android đã tích hợp cơ chế này vào giao diện tùy biến của riêng họ, nhưng chúng không có sự thống nhất. iOS là hệ điều hành đầu tiên triển khai tính năng này trên toàn hệ thống khi iPhone X ra mắt vào năm 2017. Thông qua một thanh điều hướng duy nhất ở dưới cùng, người dùng iPhone có thể dễ dàng vuốt theo chiều ngang để chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng, hoặc vuốt một lần theo chiều dọc để trở về màn hình chính. Tính năng này chỉ chính thức xuất hiện trên phiên bản Android 9 ra mắt vào năm 2018. Kiểm soát sự riêng tư và quyền truy cập - Một tính năng đáng chú ý khác trên iOS là quản lý quyền riêng tư. Một dấu chấm màu xanh sẽ xuất hiện ở góc màn hình nếu có một ứng dụng hoặc dịch vụ truy cập vào micro hoặc máy ảnh trên thiết bị. Apple ra mắt tính năng này lần đầu trên phiên bản iOS 14 vào năm 2020. Google cũng làm điều tương tự trên hệ điều hành Android 12 ra mắt vào năm 2021. Bên cạnh đó, người dùng iOS cũng có quyền thiết lập yêu cầu vị trí gần đúng hoặc chính xác một lần đối với các ứng dụng. Tính năng này được giới thiệu như một phần của iOS 14, sau đó Google đã học hỏi và đưa vào Android 12. Quay màn hình - Hệ điều hành Android từ lâu đã hỗ trợ các ứng dụng quay màn hình của bên thứ ba. Tuy vậy, mãi đến năm 2020 khi ra mắt Android 11, Google mới chính thức tích hợp tính năng này lên hệ điều hành gốc. Trong khi đó, Apple đã hỗ trợ tính năng quay màn hình khi ra mắt iOS 11 vào năm 2017. Thông báo trên icon ứng dụng - Đây là một chỉ báo nhỏ trên biểu tượng của các ứng dụng, cho phép người dùng có thể biết được chính xác số lượng thông báo chưa đọc trong ứng dụng đó. Tính năng này đã xuất hiện trên hệ điều hành iOS từ rất lâu. Tuy vậy, phải đến năm 2017 với sự ra mắt của hệ điều hành Android 8, Google mới trang bị tính năng này. Bộ lọc ánh sáng xanh - Trên phiên bản iOS 9.3 ra mắt vào năm 2016, Apple đã giới thiệu chế độ hiển thị Night Shift. Tính năng này sẽ giúp màu sắc trên màn hình chuyển sang tông màu vàng cam, hạn chế ánh sáng xanh và gây chói mắt khi người dùng sử dụng thiết bị trong điều kiện ánh sáng yếu. Đến năm 2017, Google mới chính thức đưa tính năng này vào phiên bản Android 8. Theo www.xda-developers.com