Ẩn / Hiện Quảng Cáo

5 hiểu lầm phổ biến trong thế giới smartphone

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 19/4/20.

  1. 19/4/20 lúc 17:05

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,476
    Được thích:
    7,679
    [​IMG]

    Trong thời đại truyền thông xã hội ngày nay, quá dễ dàng để các fake news (thông tin giả mạo) có thể lan truyền nhanh như cháy rừng, và thế giới công nghệ cũng không còn xa lạ với những thông tin không đúng hoặc chỉ là một nửa của sự thật, dẫn đến sự hiểu lầm của rất nhiều người.

    Xin tổng hợp lại 5 hiểu lầm phổ biến về smartphone mà anh em có thể đã hoặc đã từng tin rằng nó là sự thật.

    QHD (Quad HD) là 2K

    Đây là một sự nhầm lẫn khá phổ biến về độ phân giải của màn hình, cụ thể là thuật ngữ “2K”. Rất nhiều người trong đó có mình đều nghĩ là độ phân giải QHD chính là 2K, nhưng điều đó không đúng.

    2K, là thuật ngữ đại diện cho độ phân giải 2048 x 1080, nghĩa là nó mở rộng hơn đôi chút so với độ phân giải Full HD 1920 x 1080, còn QHD là 2560 x 1440. Một màn hình QHD sẽ có 3.686.400 điểm ảnh, trong khi màn 2K có 2.211.840 điểm ảnh, nghĩa là ít hơn 40% so với QHD.

    Quan niệm sai lầm này được lan ra tới một số smartphone, đây là một trang web liệt kê các sản phẩm smartphone, và ta có thể thấy QHD được đánh đồng với 2K.

    [​IMG]

    USB-C nhanh hơn Micro-USB

    Trong quá trình chuyển đổi từ Micro-USB sang USB-C, đã có nhiều quan niệm cho rằng cổng kết nối mới có tốc độ nhanh hơn, nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Micro-USB hay USB-C đều chỉ là cổng kết nối với các hình dạng khác nhau, thứ quyết định tốc độ đó là giao thức USB đi kèm với chúng.

    [​IMG]

    Có nhiều điện thoại, có cổng USB-C thời thượng, vẫn sử dụng giao thức USB 2.0 thay vì USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn. USB 2.0 là một chuẩn cũ có tốc độ truyền tải chỉ khoảng 480Mbps, trong khi USB 3.0 có tốc độ lên tới 5.000Mbps hoặc 5Gbps. Ví dụ như OnePlus 7 là series điện thoại đầu tiên của OnePlus sử dụng giao thức USB 3.1 trong khi đó Asus Zenfone 6 và Realme X2 Pro là những chiếc điện thoại ra mắt trong năm 2019, có cổng USB-C nhưng chỉ tích hợp giao thức USB 2.0.

    Đừng nhìn vào cổng, hãy nhìn vào số giao thức ghi trên bảng thông số.

    Càng nhiều RAM chạy càng nhanh

    Qua từng năm, lượng RAM trung bình trong một chiếc smartphone đã gia tăng đáng kể. Trong năm 2020, dung lượng RAM tối thiểu trong một chiếc flagship phải là 6GB, thậm chí có thiết bị có tới 16GB RAM. Smartphone ngày càng nhanh hơn, nhưng không phải chỉ đơn giản vì chúng có nhiều RAM hơn.

    [​IMG]

    RAM là bộ nhớ ngắn hạn cho bộ xử lý của điện thoại, nó lưu trữ tạm thời những dữ liệu cần thiết trong bộ lưu trữ siêu nhanh. Dung lượng RAM lớn hơn có nghĩa là điện thoại của bạn có thể chứa nhiều dữ liệu hơn trong bộ nhớ tốc độ cao. Tác động đối với người dùng cuối là bạn có thể chuyển đổi giữa nhiều ứng dụng hơn mà không cần chờ chúng tải lại vào RAM từ bộ lưu trữ dài hạn hay bộ nhớ trong với tốc độ chậm hơn.

    Nhiều RAM hơn không làm điện thoại nhanh hơn, chỉ đơn giản là thanh RAM sẽ lớn hơn. RAM có nhiều tốc độ khác nhau, như loại RAM LPDDR5 mới nhất được dùng với chip Snapdragon 865, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể do được chia sẻ với GPU, nhưng điều đó không có nghĩa là nhiều RAM hơn thì nhanh hơn. Mua một chiếc smartphone với bộ vi xử lý nhanh hơn và mạnh hơn quan trọng hơn nhiều so với dung lượng RAM.

    Điện thoại có tiêu chuẩn IP nghĩa là sẽ chống nước

    Xếp hạng Ingress Protection hay IP trên smartphone thường được quảng cáo là thiết bị có khả năng “kháng” lại chất rắn và chất lỏng. Số thứ nhất trong tiêu chuẩn IP đại diện cho khả năng chống bụi, số thứ hai là khả năng chống nước. Những tiêu chuẩn này không đồng nghĩa là điện thoại của bạn hoàn toàn chống nước hoặc chống bụi.

    Một chiếc điện thoại có IP68 có nghĩa là nó chống bụi và có thể được bảo vệ trong một thời gian dài khi ngâm trong nước, cụ thể là có thể ngâm trong nước sâu tới 1,5m trong thời gian tối đa 30 phút. IP54 nghĩa là thiết bị chống bụi và có khả năng chống nước phun tới từ mọi hướng. Tuy nhiên khả năng chống nước này chỉ hiệu quả trong nuớc sạch. Thả điện thoại vào bồn rửa mặt, nó sẽ ổn, nhưng thả xuống biển, hên xui nhé.

    [​IMG]

    Điều này là do những tiêu chuẩn đánh giá này được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với môi trường được kiểm soát. Và các thí nghiệm này không bao gồm các chất lỏng khác nhau như café, đồ uống có gas hoặc nước biển. Các tiêu chuẩn IP này chỉ nói lên rằng thiết bị của bạn có thể chịu được một lượng bụi hoặc nước nhất định, chứ không khuyến khích mang điện thoại đi lặn biển.

    Đừng để con số tiêu chuẩn IP tạo cho bạn một cảm giác tự tin sai lầm.

    Càng nhiều chấm ảnh càng đẹp

    Đây là quan niệm sai lầm ở thời kỳ trước, khi thị trường smartphone mới nở rộ. Nhưng có vẻ lại quay trở lại gần đây khi các OEM Android như Xiaomi, Huawei… liên tục ra mắt các smartphone với cảm biến ảnh có độ phân giải cao như 40, 48 hay 64MP, thậm chí còn cao hơn nữa.

    [​IMG]

    Nhìn sâu vào vấn đề, ta sẽ biết thêm về thuật ngữ Pixel binning (ghép điểm ảnh). Nói đơn giản, thì đó là quá trình chụp ảnh ở độ phân giải đầy đủ của cảm biến, sau đó hợp nhất 4 pixel thành một, tạo thành một bức ảnh với độ phân giải thấp hơn. Điều này dẫn đến hình ảnh nhìn chung sẽ sắc nét hơn, với dải tương phản động rộng hơn và màu sắc chính xác hơn nhờ vào lượng thông tin về ánh sáng thu được nhiều hơn.

    Nhờ vào quá trình này, chế độ “Photo tiêu chuẩn” trên tất cả các smartphone dạng này đều dùng các hình ảnh ghép. Để chụp ảnh có độ phân giải cao như 48, 64 hay 108MP thực sự, ta phải chuyển sang một chế độ chụp ảnh phụ trong app camera.

    Những chiếc smartphone chụp ảnh đẹp như Google Pixel hay iPhone đều chỉ có cảm biến ảnh 12MP, cái chúng làm tốt ở đây, đó chính là thuật toán. Vì vậy, có lẽ tương lai của nhiếp ảnh trên di động, sẽ là nhiếp ảnh thuật toán, thay vì nhiếp ảnh dựa trên phần cứng.

    Trên đây là 5 hiểu lầm phổ biến trong thế giới smartphone, anh em có biết thêm các thông tin nào nữa thì chia sẻ nhé
    Nguồn: Android Authority
     

Chia sẻ trang này