Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán 26 Cycles - Cung cấp linh kiện, phụ tùng chính hãng và lắp ráp xe đạp

Thảo luận trong 'XE MÁY - XE HƠI .' bắt đầu bởi cycles, 7/4/21.

  1. Người gửi:

    cycles (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    10 triệu (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Ship COD
  6. Điện thoại:

    +84908910044 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    26 Điện Biên Phủ , Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 7/4/21, 0 Trả lời, 1,954 Đọc
  1. 7/4/21 lúc 10:05

    cycles

    Junior Member

    cycles
    Tham gia:
    7/4/21
    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Ngày nay, xe đạp nổi lên như là một thú vui, một bộ môn giải trí lành mạnh của nhiều người muốn sống xanh và sống khỏe. Có thể bạn yêu xe đạp và đi xe hằng ngày. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc cấu tạo của xe đạp là như thế nào và chúng hoạt động ra làm sao?
    Có nhiều nhiều loại xe đạp khác nhau nhưng đa số chúng đều có các bộ phận chính tương tự nhau. Biết được cấu tạo một chiếc xe đạp sẽ giúp bạn có phương pháp sử dụng và bảo dưỡng thích hợp. Từ đó, sẽ bảo vệ xe đạp được sử dụng bền lâu.
    Nhiều phụ tùng có tên tiếng Việt đọc lái theo tên tiếng Anh ( pedal : bàn đạp ). 26cycles đã sưu tầm và mong muốn chia sẻ tới tất cả các bạn hình ảnh trực quan các bộ phận trên xe đạp, những từ tiếng Anh của bộ phận đó như thế nào nhé.
    – Cassette = Líp ( nhông sau)
    – Fork = Càng trước, phuộc trước
    – Handlebar = Ghi-đông
    – Grip/bar tape = Dây cuộn ( bọc) ghi-đông, núm ghi-đông
    – Seat post = Cốt yên, cọc yên
    – Seat post Collar = Đai giữ cốt yên
    – Tubes = Ruột xe ( xăm)
    – Tire = Vỏ xe ( lốp)
    – Chain = Sên (xích)
    – Chainring = Dĩa (đĩa)
    – Head set = Ổ lái ( bộ bát phuộc)
    – Rear deraileur = Cùi đề ( sang líp, đề-ray-ơ)
    – Front deraileur = Sang dĩa ( gạt đĩa)
    – Crankset = Giò dĩa ( bộ đùi đĩa)
    – Hubs = Ổ ( đùm, moay-ơ)
    – Bottom bracket = Khúc giữa ( ổ giữa)
    – Stem = Phóc-tăng (pô-tăng)
    – Brake Caliper = Cụm thắng ( phanh)
    – Shifter/Lever = Tay lắc, bấm Shimano hoặc Campagnolo ( phanh)
    – Saddle = Yên xe
    – Brake Cable = Dây thắng ( phanh)
    – Deraileur Cable = Dây đề
    – Rim = Niềng ( vành xe)
    – Spoke = Căm ( nan hoa)
    – Cage and bottle = Cóng ( gọng nước) và chai (bình) nước.
    – Pedal = Bàn đạp
    – Cleat = Can ( cá)
    – Heart Monitor = Đồng hồ đo tốc độ ( cài ghi-đông) đeo tay

    Phụ tùng xe đạp

    Các bộ phận cấu thành lên chiếc xe đạp
    Xe đạp là một hệ thống ổn định, thống nhất của các bộ phận. Có thể chia một chiếc xe đạp cơ bản thành 6 bộ phận chính như sau:
    Bộ khung sườn xe
    Bộ khung sườn đóng vai trò như là “xương sống” của xe. Nó là bộ phận kết nối toàn bộ các phần khác của xe thành một thể thống nhất.
    Hệ thống truyền lực
    Hệ thống truyền lực được xem như trung tâm vận hành của toàn bộ xe, giúp xe có thể chuyển động nhịp nhàng và trơn tru. Các bộ phận cơ bản của 1 hệ thống truyền lực bao gồm:
    Pedal xe đạp – 26cycles
    Trục giữa
    Giò dĩa, dĩa xe đạp
    Sên/Xích
    Líp xe đạp

    Trong hệ thống truyền lực thì líp là bộ phận quan trọng nhất. Khi đạp xe, lực tác động vào bàn đạp truyền đến đĩa xe làm dây xích chuyển động và truyền động đến líp. Khi líp nhận được truyền động sẽ làm cho bánh sau của xe quay theo.
    Cấu tạo của líp xe đạp gồm có: Vành và cốt. Vì cấu tạo chuyên biệt của vành và cốt, nên líp xe trở thành khớp quay chỉ xoay theo một chiều. Đây là cấu tạo đặc biệt, giúp bánh xe bánh xe chỉ chuyển động theo chiều thuận và người đạp không cần đạp liên tục mà xe vẫn có thể chuyển động theo quán tính.
    Ở một số xe đạp địa hình, xe thường có trang bị thêm bộ đề trước, sau có tác dụng giúp điều chỉnh đĩa và líp kết hợp. Khi đó, hệ thống truyền lực sẽ được điều chỉnh thích hợp để có thể di chuyển dễ dàng ở những địa hình khác nhau.
    Bánh xe
    Bánh xe hay còn gọi là hệ thống chuyển động của xe. Khi đạp xe, hệ thống truyền lực và bánh xe phối hợp nhịp nhàng giúp xe tiến lên phía trước. Cấu tạo của bánh xe đạp gồm các bộ phận chính:
    Trục: Là nơi để bánh xe chuyển động lên thông qua bộ phận ổ bi. Ổ bi sẽ làm giảm lực ma sát giữa moay- ơ và trục bánh xe. Moay- ơ: Nằm bên ngoài ổ bi, được nối với vành xe bằng các nan hoa.
    Đùm xe đạp
    Nan hoa gồm các thanh nhỏ được bố trí đan vào nhau giúp căng đều vành xe. Khi đó, vành xe sẽ ổn định và không bị méo mó khi chuyển động.

    Vành bánh xe: Làm bằng hợp kim nhôm hoặc carbon để làm giúp xe cứng cáp nhưng vẫn đảm bảo độ nhẹ cho xe. Đường kính của vành tùy thuộc và từng loại xe khác nhau, thông thường là 650mm.
    Niềng xe đạp
    Xăm, lốp: Thường được chế tạo từ cao su tổng hợp, bề mặt lốp thường có nhiều gai và hoa văn không bằng phẳng giúp bánh xe tăng độ bám và tránh trơn trượt trong khi di chuyển.
    Vỏ, lốp xe đạp
    Ruột xe đạp
    Hệ thống lái
    Hệ thống lái giúp người đạp có thể điều khiển xe chạy theo ý muốn của mình. Hệ thống lái gồm có: Tay lái (ghi đông) và cổ phuốc.
    Mọi chuyển động của xe đều phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước. Khi người lái điều khiển xe thông qua việc tác động vào tay lái, lực sẽ được truyền đến cổ phuốc và càng trước bánh xe. Càng trước sẽ điều khiển bánh trước đi theo hướng mong muốn.
    Tay nắm xe đạp
    Yên xe
    Yên xe giúp người sử dụng có một tư thế thoải mái nhất khi đạp xe. Yên xe đạp thường gồm các bộ phận:
    Vỏ yên xe: Thường được làm bằng chất liệu tổng hợp như da để đảm bảo độ êm cho người dùng khi đạp xe.
    Phần yên cứng: Là bộ phận cấu tạo nên hình dáng của yên xe, thường có phần mũi được thiết kế gọn và bo tròn lại. Thiết kế này giúp người đạp ngồi được thoải mái nhưng vẫn hoạt động dễ dàng.
    Khung dưới yên xe: Là phần kết nối giữa yên xe và các phần còn lại của xe. Hầu hết các loại yên xe đều có bộ phận này được cấu tạo từ 2 đường song song. Ngoài ra, ở một số loại xe, bộ phận này cũng có 1, 3 hoặc 4 đường.
    Yên xe đạp
    Bộ phận siết chặt: Là chi tiết nối yên xe với bộ phận điều chỉnh độ cao của yên, giúp đảm bảo cho yên được giữ chắc chắn và cố định trên xe.
    Bộ phận điều chỉnh độ cao: Một chiếc yên xe đạp có thể được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ phận này, giúp người dùng điều chỉnh độ cao yên xe để có tư thế thích hợp khi đạp xe. Ngoài ra, bộ phận điều chỉnh còn giúp hấp thụ hoặc làm yếu đi sự rung và sốc truyền lên bởi khung xe trong quá trình đạp xe, giúp người lái có cảm giác thoải mái.
    Cốt yên , cọc yên xe đạp
    Khi bạn đang muốn mua một dụng cụ chuyên sửa xe đạp và nhiều chức năng khác nữa nhưng lại lăn tăn chưa biết chọn sản phẩm nào để đáp ứng tốt nhất mọi việc sửa chữa.

    bike.
     

Chia sẻ trang này