[h=1]Chữa nhức đầu, đau nửa đầu do thay đổi thời tiết với cây nhàu[/h] [h=2]Cây nhàu thường được người dân trồng trong vườn để làm thuốc, có tên khoa học là Morinda citrifolia L., họ cà phê (Rubiaceae).[/h] Cây nhàu cao chừng 4 – 7m, thân nhẵn, có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng có da sần sùi, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu mỡ gà, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt cây nhàu Theo y học cổ truyền, rễ nhàu vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng, với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt, tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể… quả nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có công năng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Được dùng trị táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cây nhàu còn gọi là nhàu rừng, nhàu núi thuộc họ cây cà phê, người dân trồng quanh vườn để hái hoa quả làm thuốc phòng trị bệnh. Là loại cây cao từ 6 – 8m, lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài từ. Quả nhàu hình tròn hoặc hình bầu dục, có từng múi nhỏ. Quả còn non màu xanh lợt, da láng; khi quả chín da chuyển sang màu đen, vị cay, nồng, khó ngửi. Cây mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch… Đông y thường chỉ sử dụng rễ nhàu hoặc thân cây nhàu thái mỏng để làm thuốc. Rễ nhàu thái ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu thái mỏng ra có màu vàng nhạt hơn.. Một số bài thuốc thường dùng: Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 – 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 – 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định. Chữa nhức đầu, đau nửa đầu do thay đổi thời tiết: Rễ nhàu 24g, muồng trâu, cối xay, rau má mỗi vị 12g, củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 08g. Tất cả rửa sạch, đổ 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Dùng liền 7 ngày. Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng huyết áp: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng sống 3 lát. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Dùng liền 7 ngày. Chữa đau lưng do thận suy, làm việc gắng sức, phong hàn thấp xâm nhiễm: Rễ nhàu 12g, rau ngót, cối xay, dây gùi, ngó bần, đậu sắn, tầm gửi cây dâu, rễ ngà voi mỗi vị 8g, ngũ trảo 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Dùng liền 5 ngày. Chữa nhức mỏi người do thay đổi thời tiết: Rễ nhàu 40g, nghệ đen, nghệ vàng, thiên niên kiện, vỏ quýt, chùm gửi cây dâu, quế chi mỗi vị 20g, đỗ trọng 30g, vòi voi 40g, quả ô môi 10g, rượu trắng 2 lít, đường cát trắng 500g. Ngâm tất cả thuốc vào 2 lít rượu nếp trong 7 ngày. Lọc kỹ bỏ xác. Pha rượu đã lọc với 1 lít nước đường. Mỗi lần uống một ly nhỏ khoảng 30ml, ngày uống 2 lần, dùng liền 3 – 5 ngày. Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể… Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe. Lưu ý: Những người thể nhiệt, táo bón hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng. Muốn sử dụng có hiệu quả các bài thuốc trên phải được sự tư vấn, bắt mạch kê đơn của lương y, bác sĩ có uy tín.Nguồn: suckhoedoisong.vn
Hồi nhỏ ở quê, không có được ăn quà vặt. Nên trái gì cũng ăn. Trái nhàu này vừa khai cực kỳ, vừa mặn, vừa rát lưởi. Vậy mà cũng ăn tuốt.
Hồi nhỏ trong vùng chổ nào có cây gì là đám con nít đều biết. Có khi lội bộ vài cây số chỉ để trái mấy trái trâm chát ngầm. Ăn xong miệng lưởi tè le hết. Cũng đi hái ...