Rau càng cua (Peperomia peliucida, họ Hồ tiêu Piperaceae), đây là loại cỏ mọng nước, mọc nhiều ở các chân tường ẩm, vùng đất ruộng ẩm ướt, thường mọc xen vào các loại cây cỏ khác, có thể nói ở đâu có đất là càng cua có thể phát triển mạnh. [TABLE="width: 460, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [/TABLE] Theo y học cổ truyền, rau càng cua có vị đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tán ứ huyết, chỉ thống, lợi tiểu. Là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt. Thường được dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Dân gian thường nghiền lá ra đắp để trị sốt rét, đau đầu. Rau càng cua vò nát đắp lên da trị phỏng lửa, phỏng nước sôi, chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước hòa chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng. Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều vitamin, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát, ăn vào những ngày thời tiết oi bức, nóng nực thì thật tuyệt vời, liều dùng trung bình 100-200g tươi. Theo kết quả nghiên cứu của A.C.Bojo và cộng sự, những hoạt chất trong càng cua bao gồm đường, tannin, alkaloid, flavonoid, sterol, saponin steroid và triterpenoid, protein, một ít tinh dầu như caryophyllen, dillapiole, các chất xơ cấu trúc secolignan, naphthalene và nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Mn, Zn và Cu, đặc biệt hàm lượng beta carotene cao hơn trong cà rốt. Y học hiện đại đã dựa trên tác dụng của các hoạt chất chiết được từ rau càng cua 1. Tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, vì vậy ăn càng cua trị các chứng như đau đầu, sốt, ho, cảm lạnh và viêm khớp. Tác dụng này được so sánh tương đương với aspirine trên thực nghiệm. 2. Tác dụng kháng khuẩn rộng trên các chủng S. aureus, B. subtilis, P. aeriginosa và E. coli, dịch chiết trong clorofoc có tác dụng kháng nấm T. mentagrophytes. Tác dụng này chính nhờ chất patuloside A, một glycoside xanthone từ càng cua được tìm thấy có hoạt tính kháng khuẩn rộng. 3. Chống ung thư, chống oxy hóa tế bào, một số hoạt chất của càng cua có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư và hơn nữa là nó còn có khả năng thu gom và tiêu hủy các gốc tự do có hại cho tế bào cơ thể. Điều này cho thấy có thể xem càng cua là một loại thực phẩm cần bổ sung để giúp phòng và hỗ trợ chống ung thư. 4. Giảm axit uric trong máu, trong một nghiên cứu sử dụng dịch thiết của rau càng cua trên chuột đã làm giảm nồng độ acid uric là 44% trong máu so với 66% của allopurinol. Kết quả này cho thấy ăn rau càng cua có thể giúp phòng ngừa được bệnh gout. Nhiều tài liệu còn ghi nhận rau càng cua còn góp phần làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. 5. Tác dụng ức chế thần kinh, đây là một kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học Bangladesh cho thấy rau càng cua có thể chữa được chứng thần kinh kích thích quá độ. Liều lượng tùy thuộc vào tình trạng hưng phấn. 6. Bảo vệ tim mạch, các khoáng tố vi lượng như K và Mg và chất xơ nhiều trong càng cua còn tốt cho tim mạch và huyết áp nên có thể góp phần chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp...Sắt nhiều trong càng cua nên còn được dùng tốt cho những người thiếu máu. Beta carotene cũng giúp chữa bệnh thị lực kém. 7. Ăn nhiều nhưng không gây béo phì vì nhiều chất xơ và ít calori. Càng cua được hái lúc còn tươi, rửa sạch, ăn sống như salad, nấu canh, xào, trộn với các rau khác để làm rau ghém chấm cá kho, mắm ruốc…Càng cua trộn dầu giấm phi tỏi ăn với thịt bò xào là món ăn khoái khẩu của dân nam bộ. Một số món ăn nên thuốc từ rau càng cua như sau: - Chữa viêm họng, rau càng cua 50 – 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày. - Ổn định đường huyết, lấy rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần. - Chữa thiếu máu, rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần. - Chữa tiểu khó, nước tiểu ít và đỏ, rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. - Chữa đau lưng cơ co rút, lấy rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 – 100g. - Chữa chín mé (khóe tay, chân sưng tấy, chưa vỡ mủ), rau càng cua 100 – 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngay chỗ đau. - Chữa mụn nhọt lở ngứa do nhiệt độc trong người, rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống. Chưa thấy tài liệu ghi nhận độc tính hoặc tác dụng phụ của càng cua, vì vậy có thể an tâm sử dụng, càng cua vừa là thuốc tốt, vừa là rau lành. Tuy là một loại rau dân giã nhưng càng cua đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh không chỉ có tác dụng bổ dưỡng, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn mà nó còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Sưu Tầm
không phải vip ới ............. khu vực mình giờ đám tiệc toàn thấy có món này xào me với thịt bò . cơ mà dân chúng toàn tranh nhau ăn rau trước.
thứ rau này kg có thuốc và cũng chẳng có bón phân tới thời điểm này thi thấy nó là thứ rau an toàn tự nhiện chỉ còn khâu chết biến nữa thôi nếu sạch là rất ok mà lại ngon miệng nữa:-*
rau càng cua này mình trông cây cảnh sau vườn cũng hay có dưới những tán cây mát ẩm nước là hay có cây này