Ôtô "made in Việt Nam" sẽ chiếm 70% thị trường nội địa? (Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô để đến năm 2020, Việt Nam sản xuất được 227.000 xe và đến 2025 đạt sản lượng xấp xỉ nửa triệu xe, chiếm tỷ trọng 60-65% thị trường xe cá nhân trong nước… [TABLE="width: 217, align: right"] [TR] [TD]Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Thêm 2 chiến đấu cơ Ukraine bị bắn hạ tại miền Đông * Hãng McDonald đoạn tuyệt với nhà cung cấp thịt bẩn ở Trung Quốc * Vụ ông Dũng 'lò vôi' tố Chủ tịch Bình Dương: Tỉnh có thiếu sót * Tín dụng 6 tháng cuối năm: Tìm kế đẩy tiền[/TD] [/TR] [/TABLE] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Mục tiêu đặt ra, ngành công nghiệp ô tô sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dụng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp kinh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu cụ thể nhiều con số về tỷ trọng số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa; dự kiến sản lượng xe; dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng. Hiện tại, xe ô tô lắp ráp tại Việt Nam vẫn chưa đạt tỷ lệ nội địa hoá cao. Về dự kiến tỷ trọng số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa, cụ thể, xe ô tô đến 9 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%; đến năm 2025 chiếm 65% và đến năm 2030 chiếm 70%. Xe ô tô trên 10 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 90% và đến 2030 chiếm 92%. Xe ô tô tải đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 78% và đến năm 2030 chiếm 80%. Xe chuyên dùng đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 15% và đến năm 2030 chiếm 20%. Về dự kiến sản lượng xe, dự kiến đến năm 2020 đạt hơn 227.000 chiếc; đến năm 2025 là hơn 466.000 chiếc và đến năm 2030 là gần 863.000 chiếc (trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi hơn 452.000 chiếc, ô tô tải hơn 356.000 chiếc). Về dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng, dự kiến đến 2020 xuất khẩu 20.000 chiếc và đến 2030 xuất khẩu 30.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đến năm 2020 đạt 4 tỷ USD, đến năm 2030 đạt 6 tỷ USD. Về công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô. Phấn đấu đáp ứng 30-40% (về giá trị) nhu cầu linh kiện, phụ tùng của sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, từng bước tham gia hệ thống cung ứng các linh kiện, phụ tùng trong chuỗi giá trị toàn cầu của công nghiệp ô tô thế giới. Đến giai đoạn 2021-2025, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo cung ứng 40-45% và đến giai đoạn 2026 – 2030 đảm bảo cung ứng trên 50% (về giá trị) nhu cầu linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước; phấn đấu trở thành nơi cung cấp quan trọng một số loại kinh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô khu vực và thế giới. Về giải pháp chính sách, Đề án định hướng áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất đối với các dự án sản xuất xe thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc được áp dụng ổn định chính sách tín dụng xuất khẩu; được hưởng các chế độ ưu đãi của Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia, ưu đãi theo Chương trình cơ khí trọng điểm; dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất thấp. Đối với khu vực tiêu dùng, Đề án yêu cầu rà soát, điều chỉnh chính sách thuế, phí theo hướng tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô để đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô của nền kinh tế và của người dân, đồng bộ với phát triển của hạ tầng giao thông và yêu cầu bảo vệ môi trường. Theo đó sẽ áp dụng mức thuế thấp nhất đối với các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn từ 16 đến dưới 24 chỗ; áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với các loại xe thân thiện với môi trường; áp dụng mức thuế suất cao nhất đối với các loại xe chở người đến 9 chỗ, có dung tích động cơ trên 3.0 lít đồng thời ban hành phí môi trường cao đối với xe có dung tích động cơ trên 3.0 lít. Đề án yêu cầu thực hiện nhất quán hệ thống chính sách đã và sẽ ban hành trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập, tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất.P.Thảo
Đừng nói xe hơi, xe máy thôi vn ráp còn thua xe nhập Thái 1 khoảng khá xa. Giá có khi gấp đôi, nhưng vẩn mua xe nhập. Xe hơi chi tiết nội địa hóa phổ biến nhất là bình ắc qui. Lắp cái bình pinaco xài vài hôm hư hết. Cuối cùng người mua xe cũng phải thay bình nhập.
Việt Nam đã từng sản xuất được xe hơi, với thương hiệu là LaDaLat nổi đình nổi đám ở khu vực đông dương một thời. Thỉnh thoảng ngoài đường phố vẫn thấy thấp thoáng chiếc xe dalat này lưu thông, phần nhiều thì chụp ảnh cưới Trụ sở Công Ty Xe Hơi Saigon (viết theo kiểu đọc tây phương: Saigon Xe Hơi Công Ty). Một xe La Dalat trên đường phố Sài Gòn trước 1975. Kèm theo hot girl này
Nội cái BCS Ok ko ra trò trống gì ? Nghĩ tới mấy cái chuyện viễn vong . Khi nào ở phương Tây ko còn đi xe hơi mặt đất .... Thì tôi tin xưởng VN sẽ làm đc , ví như sản xuất xe đạp Martin 107
mấy bác cứ...chuyện gì cũng có bắt đầu.và trang thiết bị vốn liến.thử hỏi một anh làm mobile 10 năm & mot anh mới ra trường thì thằng nào hơn.rồi mọi chuyện sẽ khắc nếu việt nam mình chịu cố gắng.
tầm nhìn muôn đời vẫn là tầm nhìn. mơ ước muôn đời vẫn là mơ ước. giống như thấy gái đẹp đi ngang, nhìn thì thèm nhưng ko dám chạy theo kua hãy hành động đi. gió lớn lắm rồi.
Có cố gắng hả? Mặt nào yếu kém thì phải thừa nhận bạn à! Không so sánh với các cường quốc ô tô chi mất công, cứ nhìn sang Cambodia đi bạn sẽ thấy ngay cả với Cam Việt Nam củng không bằng. http://vn.nagaworld.com/freeandeasy/vn/campuchia-gia-nhap-the-gioi-san-xuat-xe-hoi.htm