Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Việt Nam khởi động kế hoạch khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất tại Lai Châu

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 6/10/23.

  1. 6/10/23 lúc 07:50

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,781
    Được thích:
    7,812
    Việt Nam khởi động kế hoạch khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất tại Lai Châu



    Việt Nam có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất tại Lai Châu vào năm tới thông qua dự án hợp tác đầu tư với Tập đoàn khoáng sản Blackstone Minerals Úc.


    Dự kiến sẽ vận hành khai thác theo tiêu chuẩn quốc tế

    Cụ thể, mỏ đất hiếm Đông Pao ở Lai Châu rộng hơn 132 ha, lớn nhất Việt Nam, dự kiến được khai thác sau 10 năm kể từ ngày được cấp phép.

    Ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE), cho biết doanh nghiệp và đối tác Blackstone Minerals – Úc (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt Nam) đang lên kế hoạch cho cuộc đấu giá khai thác mỏ Đông Pao.

    [​IMG]
    Đường vào mỏ đất hiếm Đông Pao - Lai Châu (diện tích hơn 122 ha, lớn nhất Việt Nam) dự kiến được khai thác tới đây
    Cụ thể, kế hoạch của VTRE là phối hợp với Công ty Blackstone Minerals để khai thác, quản lý vận hành mỏ theo tiêu chuẩn quốc tế với chứng chỉ môi trường của châu Âu. Việc này không chỉ giúp đáp ứng các yêu cầu về môi trường, con người mà còn đảm bảo cung cấp các sản phẩm theo tiêu chuẩn cho các công ty toàn cầu.

    Ông Lưu Anh Tuấn cho biết thêm: Hiện những công việc đã đang và chuẩn bị được triển khai gồm thử nghiệm nguyên liệu đất hiếm trên dây chuyền quy mô nhỏ trong năm 2023; đưa ra quy trình, thiết kế nhà máy khai thác mỏ; thiết kế, đào tạo chuyên gia cho nhà máy phân tách quặng thành sản phẩm đất hiếm đạt độ tinh khiết từ 95% trở lên để đưa vào nhà máy phân ly trong năm 2024.

    Đại diện Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam), đơn vị quản lý mỏ đất hiếm Đông Pao, cho biết: Thời gian qua, các bên đã có những cuộc khảo sát thực địa, sắp tới sẽ tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm. Ở thời điểm hiện tại, các bên chưa có ký kết gì cụ thể với nhau. Công việc này sẽ được triển khai trong thời gian tới.

    Đưa Việt Nam trở thành nhóm sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới

    Theo đại diện của Công ty cổ phần Đất hiếm Lai châu - Vimico (Lavreco), việc khai thác hiệu quả mỏ Đông Pao, đã không hoạt động trong ít nhất bảy năm, sẽ đưa Việt Nam trở thành nhóm sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới.

    [​IMG]
    Việt Nam đứng thứ hai thế giới trữ lượng đất hiếm với 22 triệu tấn. Nguồn: USGS
    Ông Lưu Anh Tuấn cũng cho biết VTRE hy vọng giành được nhượng quyền cho phép họ khai thác khoảng 10.000 tấn oxit đất hiếm (REO) mỗi năm, tương đương gần 1/3 sản lượng dự kiến hàng năm của mỏ. Ông cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu vào khoảng cuối năm 2024.

    Điều đó sẽ khiến sản lượng của mỏ Đông Pao thấp hơn một chút so với mỏ Mountain Pass của California, một trong những mỏ lớn nhất thế giới, nơi sản xuất 43.000 tấn REO vào năm 2022, theo USGS.

    VTRE có kế hoạch đóng một vai trò trong toàn bộ ngành công nghiệp đất hiếm từ khai thác quặng đến các sản phẩm cuối cùng.

    Một nhà máy VTRE hiện có ở miền Bắc Việt Nam chuyên tách oxit đất hiếm khỏi quặng đã khai thác. Ông Tuấn cho biết nhà máy có công suất xử lý 5.000 tấn REO mỗi năm. Tuy nhiên, công ty có kế hoạch tăng gấp ba công suất đó để đáp ứng đầu vào từ Đông Pao. Sau khi được tách ra, các oxit sẽ được chuyển thành kim loại để sử dụng trong nam châm và các ứng dụng công nghiệp khác.

    Đồng thời, công ty cũng đang thực hiện một dự án thí điểm xây dựng nhà máy luyện kim với Setopia của Hàn Quốc. Được biết, khoản đầu tư kết hợp ban đầu sẽ vào khoảng 4 triệu USD, chủ yếu đến từ Setopia, nhà máy có thể sẵn sàng đi vào hoạt động vào năm tới.

    Được biết, Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển thêm các mỏ khác, vào tháng 7 vừa qua, Hà Nội đặt mục tiêu sản xuất tới 60.000 tấn REO tương đương một năm vào năm 2030. Trung Quốc đặt hạn ngạch nội địa là 210.000 tấn vào năm ngoái.

    David Merriman, nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn Project Blue, cho biết: Những mục tiêu đó sẽ giúp Việt Nam sản xuất từ 5% đến 15% so với sản lượng dự kiến của Trung Quốc vào cuối thập kỷ này. Ông nhận định các mục tiêu của Việt Nam là “đầy tham vọng, mặc dù chúng không hoàn toàn nằm ngoài khả năng thực hiện”.

    Đất hiếm gồm 17 nguyên tố. Hiện đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, 44 triệu tấn; kế đến là Việt Nam 22 triệu và Brazil 21 triệu tấn.
    Trong suốt ba thập kỷ, Trung Quốc khai thác và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm đến 80% tổng sản lượng toàn cầu. Đến năm 2010, khi nước này siết chặt khai thác, xuất khẩu, đất hiếm bắt đầu được săn lùng trên toàn thế giới. Các quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ tìm đến Việt Nam với hy vọng có được nguồn đất hiếm thay thế.
    Mỏ Đông Pao rộng hơn 132 ha, cách thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, khoảng 10 km. Tháng 12/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) cùng đối tác Nhật Bản khai thác mỏ Đông Pao. Lý do mỏ này có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác ngay theo quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình khai thác những năm qua gặp nhiều trở ngại từ công nghệ cho đến cơ chế.
    Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2023, dự tính tổng sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn quặng mỗi năm, hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).
    Nguyễn Duyên

    https://congthuong.vn/viet-nam-khoi...mo-dat-hiem-lon-nhat-tai-lai-chau-276523.html
     
  2. 6/10/23 lúc 12:47

    lahantran

    No Life Poster

    lahantran
    Tham gia:
    22/1/07
    Bài viết:
    2,104
    Được thích:
    479
    giờ hết cách rồi giờ moi đất lên bán lấy tiền. hy vộng o thất thoát và còn đẻ lại moi trướng cho con cháu sau này
     
  3. 6/10/23 lúc 12:57

    thanhchau89

    Junior Member

    thanhchau89
    Tham gia:
    7/12/21
    Bài viết:
    45
    Được thích:
    8
    kieu gi ko bao lo do lan dau kinh doanh mat hang nay nen chua co kinh nghiem :D
     
  4. 6/10/23 lúc 13:48

    A lìn

    Junior Member

    A lìn
    Tham gia:
    13/8/21
    Bài viết:
    35
    Được thích:
    12
    Kkk rồi lại vài ba e hầu toà cái vòng lẩn quẩn
     
  5. 6/10/23 lúc 15:21

    DucTrong_GSM

    Insane Poster

    DucTrong_GSM
    Tham gia:
    28/1/11
    Bài viết:
    622
    Được thích:
    155
    kiểu gì cũng sẽ lại lỗ mỗi năm mấy chục nghìn tỷ cho mà xem! hihi
     
  6. 6/10/23 lúc 17:40

    tranhuy3010

    Major Poster

    tranhuy3010
    Tham gia:
    31/5/17
    Bài viết:
    168
    Được thích:
    49
    khai thác đất mỏ đất hiếm đây lợi nhuận rất kinh khủng nhưng đổi ngược lại sẽ rất ô nhiễm môi trường.
     
  7. 7/10/23 lúc 11:34

    toànthắng_mobile®

    Crazy Poster

    toànthắng_mobile®
    Tham gia:
    1/2/10
    Bài viết:
    449
    Được thích:
    39
    các bố đừng báo lỗ là dc ạ
     

Chia sẻ trang này