Cường 'béo' - người từng hết mình vì cộng đồng xứng đáng được công nhận liệt sĩ Do thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện giúp dân nơi tâm dịch nên Cường “béo” bị nhiễm Covid-19. Hôm 17/8, anh được đưa vào khu cách ly tập trung để điều trị và mất ngày 22/8. Nhiều năm qua, Cường”béo” (tên thật là Vũ Quốc Cường, sinh năm 1975, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) có tiếng thơm bay xa khi mở 2 quán cơm chay xã hội. Mục đích của anh là hỗ trợ người nghèo. Tuy chỉ nằm trong hẻm nhỏ, thế nhưng quán cơm này luôn là địa chỉ thân thuộc của hàng ngàn người nghèo tại TP.HCM khiến nhiều người biết đến cái tên Cường “béo”.Khi còn sống, anh Cường nổi tiếng là người có đam mê làm từ thiện. Anh mở quán cơm chay xã hội để giúp người nghèoKhông ít người có cảm giác nhờ những người có tấm lòng như anh mà được truyền thêm cảm hứng về lối sống đẹp, sống có ích. Anh là tấm gương sáng luôn sống hết lòng với cộng đồng. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, anh và bạn bè tiếp tục thành lập bếp cơm từ thiện để nấu cơm cho những người tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, sau 2 tháng, do thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện giúp dân nơi tâm dịch nên anh cũng bị nhiễm virus Sars CoV-2 vào hôm 16/8. Sau đó, cả gia đình anh gồm vợ và một số người thân cũng có kết quả dương tính. Hôm 17/8, anh được đưa vào khu cách ly tập trung để điều trị và mất vào ngày 22/8. Một điều khiến lòng tôi và nhiều người quan tâm quặn thắt qua nay, ấy là cả gia đình anh lần lượt nhiễm Covid-19. Khi Cường mất thì cũng là lúc vợ anh còn nằm viện. Chị vừa có kết quả âm tính và trở về nhà chịu tang chồng. Nỗi đau lại nhân đôi khi gian nhà gần 20m2 mà vợ chồng anh đang thuê để sống lại nằm trong diện phong tỏa bởi F0. Vợ anh vì thế phải sang nhà người thân ở nhờ và sẽ nhận hộp tro của người quá cố cũng từ nơi đây. Bao nhiêu tài sản dồn hết vào thiện nguyện Cũng còn một thông tin khiến ai nghe cũng thấy vô cùng đau xót mà tôi đọc được: Một người bạn thân của Cường “béo” cho biết, trước ngày phát hiện mình nhiễm Covid-19, Cường vẫn còn đi gửi tặng bánh mì cho người dân. Đến khi phải nhập viện (do neo người không thể làm cơm từ thiện như trước mà chuyển sang làm bánh mì), anh ấy vẫn gọi điện, nhờ bạn bè trong nhóm đem số bánh mì còn lại đi gửi tặng cho các bác sĩ và nhân viên y tế… Lúc nào anh cũng chỉ nghĩ cho người khác, còn mình thì cứ dung dị như vậy. Anh ra đi mà không để lại chút tiết kiệm nào vì có bao nhiêu kiếm được cũng bỏ ra hết cứu giúp mọi người nghèo khó. Chị Diệu Tuyền - pháp danh (tên thật là Nguyễn Thị Tuyết Lan), vợ anh Cường cho biết: “Hiện nay, gia đình chúng tôi ly tán. Mẹ và chồng đều mất vì dịch bệnh. Các con tôi vẫn đang cách ly mỗi đứa mỗi nơi. Chỉ có một đứa đang học đại học Y và tham gia tuyến đầu chống dịch là còn chạy đi chạy về lo việc nhà. Tôi vừa xuất viện, đến ở nhờ nhà người em để đợi nhận tro cốt chồng. Căn nhà thuê ở quận 1 vẫn đang bị phong tỏa”. Nghe chị Tuyền kể mà nhói lòng: “Anh Cường ra đi không để lại tài sản gì vì có bao nhiêu đã dồn hết vào việc thiện nguyện. Có chăng, anh chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng”. Một chi tiết thật đáng trân quý ở chị Tuyền, đó là chưa khi nào chị trách chồng một lời khi anh chỉ nghĩ đến mọi người mà không lo tích luỹ cho vợ con, đến mái nhà riêng cũng chưa thể có nổi. Và giờ đây, khi anh ra đi, chị vẫn mong mỏi rằng, các con sẽ giữ mãi nhiệt huyết sống vì mọi người như người cha của mình. Từ câu chuyện vừa xảy ra này, tôi đề nghị chính quyền sở tại cùng các sở, ngành và lãnh đạo TP.HCM nên sớm xem xét, đề nghị Bộ LĐTB&XH trình lên cấp trên thật sớm để có thể công nhận anh Vũ Quốc Cường là liệt sĩ. Anh đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời, cũng nên truy tặng anh huân chương Lao động bởi không chỉ dịp này mà trong vài năm qua, anh Cường là người hoạt động xã hội hết sức tích cực, đã hy sinh cả đời sống vật chất gia đình vì mọi người. Đây là cách làm vô cùng cần thiết để giúp cả xã hội truyền đi cảm hứng sống tích cực, thấm đẫm sự đùm bọc và yêu thương trước đại dịch. Hy vọng rồi đây, những sự tích cực như vậy tiếp tục được nhiều người tốt nhân rộng lên trong xã hội. Nó cũng sẽ chứng minh một điều, Đảng và Nhà nước không quên bất cứ cá nhân nào đã sống hết mình và hy sinh thân mình vì cộng đồng dù họ là ai. Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietna...c-cong-nhan-liet-si-769201.html#inner-article
Chị Tuyền(vợ anh cường) chia sẻ, trước khi mất, anh Cường dành hết tâm huyết để làm thiện nguyện vì thế kinh tế gia đình cũng chỉ đủ ăn. Hai vợ chồng làm làm lụng vất vả nhưng vẫn phải ở nhà thuê rộng chưa đầy 20m2.Cho đến khi mất, anh vẫn dặn dò bạn bè, cộng sự tiếp tục giúp đỡ người khó khăn hơn mình.Cũng theo chị, khi còn sống, anh Cường chỉ lo giúp người nghèo. Khi thành phố thực hiện việc giãn cách, người người nhà nhà đi mua thức ăn dự trữ, anh lại dốc hết tiền đi mua hộp, túi, thức ăn chay về chất trong nhà. Vợ hỏi, anh nói sẽ nấu cơm, bỏ hộp để gửi cho người nghèo, vô gia cư. Đến bây giờ, nhà anh ngoài số đồ đó chỉ còn đôi ba ký gạo. Chị Tuyền nói, gia đình hiểu tâm nguyện của anh nên chưa bao giờ trách móc.
xã hội thật bất công những người giúp đời giúp người như vậy lại ra đi sớm những thàng cướp giật ,mai thúy,đua xe.......thì sống rõ dai