"Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình. Tôi đã từng chứng kiến nhiều đám bốc mộ, có cảm giác ghê ghê. Tôi tin là nhiều người có cảm giác như tôi.... PGS-TS Bùi Xuân Đính "Thứ nhất, việc bốc mộ gây vất vả cho người sống. Việc bốc mộ thường được làm vào tháng Một (tháng 11 âm lịch hoặc tháng Chạp (tháng 12 âm lịch- thời điểm rét mướt gay gắt nhất trong năm. Thêm nữa, các phần việc thường phải làm vào khoảng 2-3 giờ sáng vì quan niệm thời gian của âm dương đối lập nhau. Thế nên, nếu gặp phải ngày mưa phùn, gió bấc thì công việc này là một thứ cực hình cho cả người trực tiếp làm lẫn những người quan sát. Thứ hai là việc cải táng rất tốn kém. Gia đình người chết phải lo rất nhiều chi phí, từ việc mua tiểu, xây mộ mới, cỗ bàn ăn uống… Nhiều nơi, gia chủ phải bày đặt 50-70 mâm cỗ, mời cả họ, thông gia, làng xóm và bạn bè khắp nơi. Chi phí cho một đám bốc mộ này tốn kém không khác mấy so với việc tổ chức tang lễ lúc người thân vừa mất. Thứ ba là việc bốc mộ rất mất vệ sinh, không an toàn cho người trực tiếp bốc mộ và những người phụ giúp. Ngày nay, nhiều trường hợp, khi bốc mộ, thi thể người chết không phân hủy do chứa nhiều dư lượng thuốc kháng sinh, hoặc đất đai, nước tại khu mộ không thuận lợi cho việc phân hủy, nên không chỉ gây vất vả, mất vệ sinh mà còn gây sự kinh hãi cho người bốc cũng như những người chứng kiến... Từ những lý do trên, theo tôi, đã đến lúc cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để dần bỏ tục này". (PGS-TS BÙI XUÂN ĐÍNH - Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - nêu quan điểm trên VietNamNet ngày 2-3).
Đúng, nhưng dân ta sống tình cảm nên khó nói hết. Quy ra ai có tiền, ai cần tiền, con cháu có lòng thì làm thôi.
Việt Nam khác các nước châu âu ở điểm này , Cái gì văn minh hơn thì lên học người ta .Họ nhiều thứ đâu có giống ta đâu đi theo đường lối khác và tại sao xã hội và tư duy người ta phát triển . +
Mới làm cho ông già năm vừa rồi. Nói cực cũng đúng. Nhưng nó đã trở thành 1 nét văn hoá của người Việt rồi. Làm thì cũng có những người chuyên làm mấy việc này,con cháu thì cũng chỉ việc đứng ở trên,bao h xong thì ông nào Đích tôn hoặc cháu trai thì vào bưng Tiểu di dời sang nhà mới thôi. Bưng k cẩn thận rơi là cả dòng họ nhà nó ăn tất. Nhiều ông bt ban đêm đi đái còn phải dắt đi vì sợ ma,thế mà nửa đêm nửa hôm ở ngoài nghĩa địa thì chạy lông nhông 1 mình.
Tục lệ này đa phần là ở các tỉnh thành thuộc Bắc Bộ. Về cơ bản thì vẫn muốn giữ lại hài cốt của người đã khuất. Nhưng bây giờ con cháu trong nhà cũng chẳng phải làm gì, có 1 đội chuyên làm dịch vụ từ A-->Z (Họ chuyên đi bốc thuê mà còn chả sợ, thì cớ gì người thân, máu mủ ruột thịt của mình lại phải SỢ?) Bây giờ & trở về sau, có muốn làm cũng hạn chế rồi vì quỹ đất cũng đã gần hết ==> phải đem thiêu. Mà đi thiêu cũng chưa hẳn đã xong vì có 2 loại thiêu trong đó "thiêu giữ lại cốt" lại được nhiều người chuộng hơn là thiêu cho trụi luôn. Nói chung, mấy cụ làm bên VH cứ oang oẳng cái mồm ra phê phán chứ thật sự nếu các cụ có tiền thì khi người thân của các cụ chết cũng bỏ ra cả trăm triệu mua đất, chôn xuống, đào lên bốc cốt như ai cả thôi
giờ họ hỏa táng nhiều rồi,nhưng tâm lý các cụ vẫn muốn an táng thì con cháu cũng phải chiều.đây là phong tục chứ không phải hủ tục,còn việc tốn kém hay không tốn kém còn tùy thuộc vào hoàn cảnh nữa
Chết là H.Ế.T ...........bốc bét , thiêu thùa gì cũng bình thường tất cả đều do tưởng tượng mà ra . Thời đại 4.0 chết hỏa táng là cách tốt nhất
Nhiều người vẫn còn,thậm chí là còn nguyên. Phải thêm nhiều tiền để bên đội bốc người ta làm cho sạch sẽ. Nhà nào bốc lên mà còn là con cháu làm ăn lụi bại liền.
Cái này có,nhưng còn nguyên vẹn hơi lố.Còn ít da thịt ko phân huỷ hết thôi,e nghĩ chắc do vùng đất thôi.
Nhà mình khi bốc mộ bà ngoại bà cũng còn nguyên, phải lấy dao, liềm dóc. Sau này khi m đi xa, bốc mộ bà nội cũng vậy, đành để nguyên cụ mua cái tiểu to hơn đặt cụ vào rồi đưa vào nhà mới . Lần đầu tiên trong đời đi bốc mộ. Tởn đến già
Mình chứng kiến bóc nhìu mộ vì gần nhà là khu nghĩa địa.Có mộ 7-8 năm bóc lên vẩn còn thịt.Họ cạo thịt ra,lần đó mình xem họ đem xuống ao cạo và cá nó đớp.Mình bỏ ăn cá cả tuần. Mấy người bóc mộ sau khi rửa tay bằng rựu họ bóc thịt heo cúng mộ ăn tỉnh queo.Mình xem về khi ăn cơm nhớ lại muốn nhợn ra.Người bóc mộ sau này hay bị bệnh đau xương khớp.Nghe nói nhiểm hơi âm khí lạnh xương.
người theo đạo và người nam ko bao giờ họ bốc mộ,nên họ tán thành ý kiến này ko có gì sai từ xa xưa ông bà ko có tiền đi thiêu hoặc ko có tiền xây am nên mới sinh ra tục bốc mộ thiết nghĩ dần dần xh phát triển nên bỏ bốc mộ cho sạch sẽ và khỏi ô nhiễm nguồn nước,con cháu đỡ vất vả nhà mình chắc 2 năm nữa cũng về quê bốc mộ ông già
mình làm hơn 10 năm nay, chỉ làm vào tiết thanh minh là tháng 3 âm lịch trên 30 năm thì bốc, dưới 25 năm di chuyển nguyên khối di dời
thằng này chuyên gia xl và đâm chọt. thiếu bà gì đám phải lấy dao róc, nó phân hủy hết còn phần thịt k phân hủy nó bám cứng róc như róc cây ở đó mà phân với hủy.
ở miền trung có nghe nhưng chưa thấy bao giờ , nghe thớt kể thôi cũng buồn ói rồi huống gì nhìn trực tiếp , ps: xu thế sau này chắc cũng theo phương tây là hỏa tiêu cho khỏe
He he ...đó là suy nghĩ và ý kiến của Tao mày ko thích thì xéo liên quan gì nhà mày, mà mày cũng làm được cái lol gì tao ngoài SỦA PS/: bỏ cái thói G.A.T.O đi ko làm gì được nhau đâu sủa mỏi miệng
rảnh đâu đi Gata với loại trẻ trâu như m. cái topic nào của Ae cũng nhảy vô đâm chọt, xạo lol. chắc cũng đốm lưỡi hay tú túc mai hoa gì nên hay xạo lol với Ae quá. PS: t cầm xích chứ đâu có chung loại với m mà sủa với ẳng