Cứ tưởng cú sốc mất đi người yêu và cơ thể bị bỏng nặng đã quật đổ chàng trai trẻ ở Hà Tĩnh. Ấy vậy mà anh đã vượt qua, trở thành ông chủ cửa hàng sửa chữa điện thoại và có một gia đình hạnh phúc. Anh Hòa hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình ẢNH PHẠM ĐỨC Trở về từ “cõi chết” Anh Phan Văn Hòa (37 tuổi, trú tại khối 5, thị trấn Nghèn, H.Can Lộc, Hà Tĩnh) là con thứ trong gia đình có 3 anh em, nhờ học tập khá nên được bố mẹ đầu tư cho ăn học. Năm 2000, anh thi đậu vào khoa Điện công nghiệp của Trường đại học bách khoa Hà Nội. Theo học ở trường đại học danh tiếng này là quãng thời gian mà chàng sinh viên Hòa có nhiều kỷ niệm đẹp và mơ về một tương lai đầy sáng lạn sau khi ra trường. Nhưng cuộc đời không như anh nghĩ. Mùa đông năm 2004, khi đang là sinh viên năm 4, sự cố rò rỉ gas tại phòng trọ của anh Hòa đã cướp đi tính mạng người yêu của anh quê ở tỉnh Thái Nguyên. Cửa hàng sửa chữa điện thoại của anh Hòa có tên là Hòa Bỏng ẢNH: PHẠM ĐỨC“Lúc đó, bạn gái tôi đang ở trong phòng trọ sửa soạn nấu ăn, còn tôi đang ở bên ngoài hành lang thì bình gas trong phòng bị rò rỉ. Gas tràn ra phía ngoài khiến lửa từ than tổ ong của một nhà dân đang nấu ăn ở cạnh đó bén sang gây cháy. Tôi lao vào phòng để cứu bạn gái nên cả 2 cùng gặp nạn”, anh Hòa nhớ lại. Anh Hòa được các bác sĩ cứu sống nhưng bị bỏng nặng với 89 % cơ thể. Tỉnh lại với cú sốc lớn mất đi người yêu và ngoại hình bị biến dạng sau vụ hỏa hoạn, anh Hòa chỉ muốn chết đi vì không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình. Nhưng rồi anh cũng lấy lại được tinh thần và dặn lòng sẽ vượt qua nghịch cảnh vươn lên làm người có ích. Chị Huế phụ anh Hòa buôn bán ở cửa hàng“Bị bỏng nặng nên tôi phải nằm điều trị tại bệnh viện suốt mấy năm trời. Khi được xuất viện về nhà, tôi tự ti khi đối diện với người ngoài vì khuôn mặt của mình không giống ai. Thời gian này tôi chỉ ẩn nấp trong nhà. Tôi luôn tự vấn bản thân, chả lẽ mình lại đầu hàng số phận và mãi mãi phụ thuộc và gia đình”, anh Hòa tâm sự. Năm 2008, anh Hòa mới “xuất đầu lộ diện” khi mở lớp dạy học thêm vào cuối tuần cho các em học sinh cấp 2 và cấp 3 trong tổ dân phố. Tối đến, anh đeo khẩu trang bịt kín mặt, ra đường chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Khi đã có ít vốn trong tay, anh quay sang mở cửa hàng bán tạp hóa và cho thuê sách ở gần nhà. Đến năm 2012, anh ra thị xã Cửa Lò (Nghệ An) để học sửa chữa điện thoại, giao lại cửa hàng cho người thân trông coi. Sau một năm trời vừa học vừa làm, anh quay về dẹp cửa hàng cũ để chuyển sang sửa chữa điện thoại và duy trì từ đó cho đến nay. Anh Hòa đặt tên cho cửa hàng sửa chữa điện thoại của mình bằng chính cái tên mà người dân vẫn thường gọi anh với vọn vẹn 2 từ: Hòa Bỏng. Hôm chúng tôi đến, cửa hàng liên tục có khách ra vào nên anh rất bận rộn. Do công việc luôn phải tiếp xúc với nhiều khách hàng nên anh Hòa hầu như lúc nào cũng đeo khẩu trang để bịt kín khuôn mặt bị biến dạng của mình. “Chân tay tôi bị co quắp nên việc vận động rất khó. Trải qua nhiều lần phẫu thuật và sự tập luyện thì mới lấy lại được cảm giác. Để có được như ngày hôm nay tôi đã phải cố gắng rất rất nhiều”, anh Hòa nói. Câu chuyện tình cổ tích Khá tự ti về ngoại hình của mình nên anh Hòa nghĩ rằng chắc sẽ không có người con gái nào đồng ý lấy anh. Với lối suy nghĩ ấy nên anh chẳng “thả thính” một ai mà chỉ tập trung vào công việc. Cho đến một ngày năm 2015, trong lúc công việc rảnh rỗi, anh nhắn tin “vu vơ” với một người con gái mới quen trên mạng xã hội Facbook tên là Giáp Thị Huế (27 tuổi, trú tại TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Qua nhiều lần nói chuyện, cả hai yêu nhau và quyết định gặp mặt nhau lần đầu tiên tại Hà Nội đúng dịp lễ giáng sinh. “Qua hình ảnh, tôi thấy Huế vô cùng xinh xắn, còn cô ấy không biết đến ngoại hình của tôi vì trên mạng tôi không để tấm ảnh nào. Vì thế, khi gặp nhau, Huế cũng đã rất bất ngờ vì không ngờ tôi xấu xí đến vậy. Tôi bảo Huế không sao cả, nếu không yêu thì vẫn coi nhau là bạn bè. Không ngờ, cô ấy lại nói rằng yêu tôi bằng sự rung động của trái tim chứ không phải vẻ bề ngoài”, anh Hòa lý giải. Ảnh chụp thời sinh viên của anh Hòa ẢNH: PHẠM ĐỨC CHỤP LẠICuối năm 2015, anh Hòa ra ra mắt nhà người yêu và ngỏ ý xin cưới. Tuy nhiên, bố mẹ chị Huế đã một mực phản đối cuộc hôn nhân này vì khoảng cách khá xa và anh Hòa lại là một người tàn tật. “Tôi là con út trong gia đình có 3 anh em và ra trường đã có việc làm ổn định. Vì thế, bố mẹ nằng nặc phản đối cuộc hôn nhân này cũng là điều dễ hiểu. Nhưng vì sự chân thành, thật thà của anh Hòa mà tôi đã hạ quyết tâm đấu tranh để làm xiêu lòng họ. Cuối cùng, vì sự cứng đầu của tôi mà bố mẹ cũng đồng ý”, chị Huế nói. Đầu năm 2016, anh Hòa và chị Huế tổ chức đám cưới và hạnh phúc hơn khi đến nay hai vợ chồng đã có 2 người con trai (đứa lớn 3 tuổi, đứa út 8 tháng tuổi). Từ ngày về làm vợ, chị Huế ra cửa hàng sửa chữa điện thoại phụ chồng buôn bán. Anh Hòa hạnh phục với cuộc sống hiện tại của mình và nói rằng: “Đúng là ông trời không bao giờ lấy đi của ai tất cả”. Nguồn: Báo Thanh Niên
Nhìn vợ bác này cười chết nửa đời trai, công nhận nụ cười và ánh mắt của vợ bác này đẹp thật, đọc song bài lướt lại 3 lần để ngắm ánh mắt và nụ cười của vợ bác. phải nói đẹp đẹp thật, mê mẩn mất 2 phút.
hoa ra người quen.e huế này trước hay vao giao sim thẻ mình mấy lần.hoa ra lấy ck cùng nghề đập phá mobile chúc e và gd luôn hp