Đồ Thờ Cúng TPHCM chắc cũng không còn gì xa lạ đối với người dân sống tại đây. Nơi đô thị đông đúc dân cư nhiều nơi tập trung về sinh sống, học tập và làm việc. Nhắc đến loại hình kinh doanh đồ thờ cúng này chắc cũng khá nhiều người cũng biết được nơi nào là nơi mua bán các loại đồ thờ thờ cúng này sầm uất nhất… chính là đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 11, TPHCM. Giống như những con đường tập trung bán 1 nhóm mặt hàng nổi trội như đường Nguyễn Trãi và đường Lê Văn Sỹ thì chúng ta đều biết rằng 2 con đường này chuyên bán quần áo và gần như là kinh đô thời trang của Sài Gòn. Còn ngoài khu vực miền bắc đại diện là Hà Nội chúng ta cũng nghe qua các loại phố hàng mã, phố hàng bún,… rất nhiều cửa hàng tập trung lại nơi đây để buôn bán nhằm thu hút sự chú ý của người dân mà không cần phải chi trả cho chi phí tiếp thị nhiều. Con đường thờ cúng được ví von như trên để giúp cho bạn dễ dàng liên tưởng sự náo nhiệt của loại hình kinh doanh tập trung nơi đây. Bài viết này như là một vài dòng chia sẻ giúp cho bạn đọc khi tình cờ xem được bài này thì cũng sẽ phần nào nắm được một số nội dung tiêu biểu cơ bản nhất của ngành nghề đồ thờ cúng này. Và có nhiều bạn trẻ cũng suy nghĩ rằng “Ôi chuyện này tôi cũng không cần quan tâm vì ở nhà đã có người lớn biết, hiểu, đảm trách việc này” nhưng TẠI SAO bạn không nghĩ rằng một ngày nào đó bạn cũng sẽ thành người lớn như vậy và nếu biết được những thông tin này trước có khi còn bổ ích nhiều phần. Khái niệm đồ thờ cúng bị hiểu ở một định nghĩa khá hẹp “Đồ thờ quanh đi quẩn lại cũng liên quan đến các thị thần tài, thần địa phù hộ độ trì cho công việc làm ăn kinh doanh được thuận lợi”, những điều bạn đã biết KHÔNG HỀ SAI. Mở rộng đối tượng hơn một chút. Ngày nay việc kinh doanh đồ thờ cúng cũng là một ngành mà người muốn tham gia vào phải đòi hỏi học hỏi rất là nhiều kiến thức mới có thể mở ra được một cơ sở sản xuất đồ thờ cúng, hay là kinh doanh mặt hàng này. Không chỉ những người kinh doanh mới cần phải học. Chính bạn, người mua, cũng cần phải có những kiến thức ấy, mặc dù không chuyên sau, bạn phải biết được điều bạn làm có ý nghĩa gì thay vì chỉ nghe và răm rắp làm theo những người bán hướng dẫn. Nào là phải có kiến thức về tôn giáo, kiến thức về tín ngưỡng, thậm chí phải có kiến thức về văn hóa quốc gia và vùng miền. Nói đến đây thôi chắc nhiều bạn đọc cũng nãn chí rồi chứ huống hồ người hoạt động trong ngành này. Nhưng bạn cứ yên tâm ít nhất khi đọc xong bài viết này bạn cũng có kiến thức về thần tài, thần địa và cách thờ cúng tổ tiên (gia tiên) của mình để áp dụng những điều nhỏ nhặt này vào cuộc sống thường ngày giúp nâng cao đời sống về tâm linh. Bài viết này được chúng tôi chia làm 3 phần lớn để cho bạn đọc dễ dàng nắm thông tin: 1. Khái quát về đồ thờ cúng 2. Ban thờ thần tài thổ địa 3. Ban thờ gia tiên 4. Ban thờ phật. Nào cùng khám phá! 1. Khái quát về đồ thờ cúng Đồ thờ cúng ở phần đầu có nêu là đã được mở rộng khái niệm cùng với các sản phẩm được thiết kế sản xuất đa dạng hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu như: Đồ thờ cúng bằng gỗ, đồ thờ cúng bằng gốm, đồ thờ cúng bằng đồng. Và mỗi nhóm đồ thờ cúng này lại chia thành rất nhiều các loại khác nhau không nhằm mục đích làm rối người mua, nhưng chủ yếu là đáp ứng những nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng muốn mua. Thêm một điều không kém phần thú vị nữa là hiện nay lĩnh vực này còn “Hùng hạp” với lĩnh vực phong thủy nữa, nghe đến đây sẽ có nhiều người tròn mắt vì đồ thờ thì “mua về thờ thôi chứ cần chi phải quan tâm đến phong thủy cho rắc rối?” . Hãy liên tưởng đến 1 việc: bạn cưới vợ hay lấy chồng đều phải xem ngày cưới nhằm mục đích chọn được ngày lành tháng tốt để không xung khắc cung, mệnh, của 2 người. Và điều tôi nói đến ở đây có liên quan gì đến việc thờ cúng? Có đấy, mà nhiều nữa là đằng khác, mọi người, đặc biệt là giới làm ăn, kinh doanh, họ rất chú trong đến việc này thậm chí chọn ngày để có thể thỉnh các vị thần tài, thần địa về phù hộ độ trì. Và 1 điều nữa không kém phần cầu kỳ là mua các sản phẩm đồ thờ cúng sao cho nó phù hợp với mệnh quái không được tương khắc với tuổi của giá chủ tránh làm ăn sa sút. Ví dụ: Bạn là mạng Kim thì không được mua các loại đồ thờ cúng bằng gỗ (Mộc). Vì tính ngũ hành khắc nhau cho nên việc sử dụng gỗ không nên, bạn có thể thờ bằng đồ đồng, hay đồ bằng gốm sứ đều được. Đây là khía cạnh cơ bản nhất để đào sâu thêm phải diễn giải rất nhiều, nhưng dựa trên thông tin này bạn cũng đã cơ bản hiểu được những điều mà tôi muốn truyền đạt. 2. Ban thờ thần tài, thổ địa Tôi có thỉnh thoảng nhận được một số câu hỏi rất lạ “Có nên thờ thần tài, thổ địa không? vì mình theo tôn giáo khác không cho thờ thần bên ngoài của đạo“ Câu hỏi này chắc tôi phải để cho bạn đọc chiêm nghiệm chứ, so sánh hay đưa ra câu trả lời cho riêng mình. Hai vị thần này đã quá quen với chúng ta nhưng để hiểu được và biết cách thờ sao cho đúng nhất không phải là chuyện đơn giản. Không chỉ là thấp nén hương rồi khấn vái ít điều là chúng ta có thể hưởng được những điều cát lành, tài lộc đến với chúng ta. Chúng tôi không hướng bạn đọc đến mê tín dị đoan vì ranh giới giữa mê tín và đức tin rất mong manh cho nên chúng tôi sẽ đưa ra những cách mà nhiều người thực hiện nhất, nhằm rước thêm tài lộc vào nhà, và tránh được những điều không may xảy đến: Cách đặt ban thờ thần tài, thổ địa Thần Tài - Ông địa thường hay được đặt ở vị trí dưới mặt đất. Về mặt tủ thờ thì có rất nhiều loại tủ thờ như: tủ thờ bằng gỗ, tủ thờ ốp gạch men … và vị trí phổ biến hay được đặt nhất của ban thờ là đặt ở đối diện cửa ra và vì có quan niệm cho rằng đặt ở vị trí này thì 2 ông có thể quan sát được hết các khách khứa ra vào nơi của chúng ta hằng ngày và cũng nhằm mục đích cai quản. Phía trước ban thờ thì hướng ra ngoài của chính, còn lưng ban thờ thì tựa vào tường thể hiện sự vững chắc cho tủ thờ (vì theo phong thủy thì ban thờ không được động và có nghĩa là không chắc chắn và lung lay), hơn nữa cũng mang tâm lý tạo sự vững chắc cho công việc kinh doanh. Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung phương Huỳnh Đế. Để cách bài trí cho đúng cách thường tính hướng bên phải, trái là được tính từ trong ban thờ tính ra. Ví dụ như chúng ta thường hay phân vân không biết nên đặt ông Thần Tài bên nào cho đúng, và nơi đúng nhất là chúng ta sẽ đặt phía bên tay trái chúng ta thì nó đồng nghĩa với bên tai phải ban thờ từ trong ban nhìn ra bên còn lại thì chúng ta đặt ông địa. Sơ đồ bày trí ban thờ thần tài Trước tiên nhất ta nên đặt bài vị thần tài thổ địa vào trước và được đặt tựa lưng vào ban thờ và thường hay có màu đỏ và ta sẽ thấy có chững viết bằng tiếng Việt hay tiếng Hoa bằng câu “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện không may sẽ xuất hiện. Tiếp theo dựa trên nguyên tăc ”Đông Bình – Tây Quả ”, bên tay trái ta đặt bình hoa (và đôi khi có người bảo rằng bình hoa này tượng trưng cho sự bình an nên không được làm bể bình hoa) – và hoa được cắm trong ban thờ thường là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. bên tay phải tay phải chúng ta để đĩa trái cây - nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Phía trước bát hương thì đặt 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên. Giờ đến thức ăn khi cúng ông thần tại thổ địa: "Bộ Tam Sên" là một lễ vật cúng không thể thiếu trong các lễ cúng quan trọng như cúng Thổ Thần, Thần Tài, cúng Khai Trương, Động Thổ,…v.v…Trong lễ vật cúng Thổ Thần chúng ta thường thấy có 1 miếng thịt ba rọi, 3-5 con tôm (hoặc cua) và 1 cái trứng vịt, nhưng không phải ai cũng hiểu bộ tam sên là gì và ý nghĩa của bộ lễ cúng này. Còn ngày thường chúng ta không cần phải quá cầu kì, quan trọng nhất là tâm chúng ta phát ra khi thành khẩn cúng vái. Có thể cúng nước hay trái cây bình thường đều được. 3. Bàn thờ tổ tiên (gia tiên) Ban thờ của tổ tiên rất trang nghiêm. Thường thì ở các dòng họ lớn thì sẽ giành riêng ra một nơi để thờ tổ tiên có thể đó là nhà thờ tổ tiên hay đối với các gia đình sống ở các đô thị lớn không có diện tích thì họ hay để ban thờ gia tiên ở tầng cao gần sân thượng, là một nơi thờ tự cho nên tránh sự ồn ào quá nhiều. Bạn đọc chắc cũng ít nhiều lần trải niệm được mỗi lần nhìn lên ban thờ gia tiên rất là nhiều thứ được bày trí trên ban thờ nhưng một điều thú vị rằng cho dù đặt có nhiều đến đâu đi chăn nữa thì nó cũng tuân theo một thứ tự nhất định và có những món đồ mà tưởng chừng cứ để đại lên trên ấy nhưng có những ý nghĩa rõ ràng. Và trước triên chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp câu hỏi “Ban thờ gia tiên gồm những gì?” Thật sự được rất nhiều thông tin chia sẻ trên mạng nhưng tóm gọn lại thì ban thờ có những đồ vật như sau để các bạn có thể dễ hình dung nhất còn chất liệu nào phù hợp thì còn tùy vào sở thích của bạn và túi tiền của bạn: Bộ đồ thờ cúng trên ban thờ gia tiên Bộ đỉnh thờ: Thể hiện sự thiêng liêng cho không gian thờ cúng, sự vững chắc, kiên cố nhằm chấn hưng cho nơi thờ tự, không để các thế lực tà khí xâm phạm. Thông thường trên đỉnh thờ có hình ảnh con nghê thể hiện thông điệp xua đuổi tà khí, mang đến không gian thờ cúng trang nghiêm. Đôi hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện cho sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc tượng trưng cho con vật tinh túy và thanh cao.Bát hương: Là nơi thần linh gia tiên thần linh ngự về, là nơi gắn kết người dương với người đã khuất thông qua việc thắp nhang đồng thời thể hiện sự kính hiếu người đã khuất.Chóe cúng (3 chiếc đựng muối, gạo, nước): Dùng các lễ vật thờ cúng bao gồm muối, gạo, nước. Muối hiện tâm linh gạo tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, nước thể hiện cho sự tinh khiết.Lục bình, mâm bồng: Lục bình để cắm hoa bày ở phía đông và mâm bồng ngũ quả bầy ở phía tây vì có hoa rồi mới có quả. Nhờ ánh sáng mặt trời từ phương Đông nên hoa mới kết thành quả. Hoa quả mang ý nghĩa dưỡng dục sinh thành của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.Ống hương: Dân gian thường kiêng rằng hương không cháy hết là điểm gở, do đó việc để hương vàng chu đáo là sự thành tâm cẩn thận trong việc trau chuốt hương khói, trong lúc cắm hương khói sẽ đưa đường dẫn lối để người đã khuất về với con cháu.Đôi đèn dầu hoặc chân nến: Có hai chân đèn đặt đối xứng hai bên tượng trưng cho hành Dương - Âm nghĩa là mặt trời - Mặt trăng mang ý nghĩa tuần tự cho sự sinh sôi của vạn vật.Nậm đựng rượu cúng: Dùng để đựng rượu với ý nghĩa hóa giải hung khí, bảo vệ sức khỏe, mang đến hạnh phúcKỷ chén: Để tưởng nhớ những người đã khuất trong những mâm cỗ trước bát hương luôn có kỷ chén đựng nước sạch và đựng rượu. Với họa tiết hoa văn cuốn thư thể hiện cho sự cao sang phú quý và vĩnh cửu mang lại điềm lành, hạnh phúc và mang lại nguồn sống bất tử. Thông thường cách bày bàn thờ gia tiên kỳ chén thờ với số chén lẻ.Bộ trà cúng: Dùng để đựng trà cúng đây là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu theo quan niệm xưa : Hương, Hoa, Đăng, Trà nước, Quả sau rồi mới là những vật phẩm thờ cúng khácBộ bát cơm cúng, đũa thờ: Dùng để đựng cơm tượng trưng cho sự no ấm tràn đầy, đũa thờ biểu hiện cho sự yêu thương gắn kết.Chóe bầy: Tượng trưng cho hũ gạo, hũ vàng, hũ bạc….. của các gia đình giàu có thời xưa. Chóe bầy trong mỗi gia đình không những tạo nên vẻ đẹp cao sang mà còn mang ý nghĩa mong muốn cuộc sống giàu sang, phú quý. Đấy là những món đồ cơ bản nhất trên ban thờ gia tiên. Chắc nhiều bạn nghĩ “mua hết nhiêu đây chắc hết tiền”, không sao cả bạn chỉ cần mua những món cần thiết nhất còn các món sau thì chúng ta có thể tích góp và mua từ từ không có vấn đề gì ^^. Một câu hỏi tiếp theo xuất hiện trong đầu của bạn chắc lần này có liên quan đến tôi, vì nãy giờ đưa ra quá chừng các món đồ trên ban thờ gia tiên luôn mà đặt làm sao mới đúng. Đây tôi có chuẩn bị đây sơ đồ bày trí trên ban thờ gia tiên bạn xem tham khảo qua để thực hiện cho đúng. Trong sơ đồ có hướng dẫn cho các bạn cách bày trí bát hương trên ban thờ gia tiên, vị trí để các lọ cắm hoa trên ban thờ, đỉnh, hạc … Sơ đồ bày trí ban thờ gia tiên Xem đến đây rồi ắt hẳng bạn cũng mệt mắt lắm rồi, nhưng ráng thêm 1 tí nữa thôi. Ở Phần cuối tôi nhắc đến ở đây liên quan đến phật và hy vọng cũng sẽ giúp ích được cho bạn đọc nào có nhu cầu thờ phật tại nhà. 4. Ban thờ phật Ban thờ phật ở một số nơi ở đô thị lớn thì họ để ban thờ phật chung với ban thờ gia tiên. Nhưng theo quan điểm của tôi thì các bạn thờ phụng ở trong nhà, dù cho khó khăn đến mấy khi bạn đã quyết định lập ban thờ cúng rồi thì nên tách ban thờ tổ tiên cùng với ban thờ phật. Điều cần lưu ý quan trọng nữa là khi đặt ban thờ phật chúng ta cũng nên xem đến các yếu tố phong thủy mặc dù đối với những bạn đọc không có diện tích nhà ở nhiều, tiện lợi chổ nào thì đặt ở chổ đó nhưng tôi cũng đưa ra một ý, nếu như bạn còn chưa rõ thì khi mua tượng tại các cửa hàng bán đồ phật giáo lớn, hay các shop bán đồ phật giáo nhỏ cũng nên được nghe họ tư vấn những điều kiên kỵ nào cần tránh để chúng ta thờ phụng đúng không bị các ảnh hưởng xấu tiêu cực. Nên đặt bàn thờ Phật hướng ra cửa chính: Tuy nhiên, cần lưu ý, không nên để bàn thờ Phật đối diện trực tiếp với cửa chính, tạo thế xung không tốt cho chủ nhà. Đồng thời, cần giữ khoảng cách nhất định với cửa chính, tránh đặt tượng Phật ngay sát lối ra vào, dễ vướng bụi bẩn, tà khí, tạo nguồn năng lượng tiêu cực. Bàn thờ Phật cần phải có chỗ dựa phía sau: Nếu phía sau bàn thờ Phật để trống, tạo cảm giác không vững chắc, không có điểm tựa an toàn. Đồng thời, lưu ý, tường dựa phía sau không được là tường nhà bếp hay nhà vệ sinh, tránh bị ảnh hưởng bởi xú uế. Kiêng kị đặt bàn thờ Phật đối diện với giường, bàn ăn, phòng bếp hay nhà vệ sinh. Trong trường hợp buộc phải đặt bàn thờ Phật trong phòng bếp, gia chủ nên lấy vải màu vàng để che phủ khi nấu nướng. Nên đặt bàn thờ Phật ở nơi thanh tĩnh, gọn gang ,cần lưu ý, tránh để bàn thờ Phật nơi phát ra âm thanh hỗn tạp như tivi, dàn loa… Không nên đặt bàn thờ Phật ở nơi quá thấp. Độ cao bàn thờ Phật nên vừa phải để tiện cho việc cầu khấn. Bên cạnh đó, lưu ý không nên đặt bàn thờ Phật ở hướng chính Nam. Nếu thờ cả Phật, Bồ tát và các vị thần minh khác, thì Phật và Bồ tát đặt ở ban trên, các vị minh thần ở phía dưới. Đại kị đặt bàn thờ Phật dưới xà ngang: Những vị trí phạm phải sự chèn ép của xà ngang nói chung đều không có phong thủy tốt, với phong thủy bàn thờ Phật cũng vậy. Vì thế, cần tránh tuyệt đối để bàn thờ Phật ngay dưới xà ngang. Đến đây thì tôi nghĩ thông tin cũng đã đầy đủ phần cơ bản cho bạn đọc rồi (đọc đến cuối bài mà toát cả mồ hôi). Với lượng kiến thức thêm này hy vọng bạn sẽ vững tin hơn trong kiến thức về mặt thờ cúng và tâm linh. Nếu các bạn có bổ sinh thêm thông tin mà chúng tôi chưa hoàn chỉnh thì vui lòng liên hệ địa chỉ phía dưới. Hay nếu có khó khăn trong việc chọn mua đồ thờ cúng sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân xin đừng ngần ngại hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn được tốt nhất. Mọi thông tin đóng góp cho chúng tôi xin vui lòng liên hệ: ĐỒ THỜ CÚNG tại TPHCM thocungtatda@gmail.com 0934 091 996
Vào những năm đầu thể kỷ 20, đồ thờ bằng đồng Đài Loan, đồ thờ bằng đồng Dapha rất phổ biến với giá thành vô cùng rẻ, mẫu mã bắt mắt, nhìn vẻ bề ngoài trông rất sáng bóng. Do vậy mà rất nhiều người đã lựa chọn sử dụng nhất là các khu vực phía Nam đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh. Nhưng không lâu sau đó, các sản phẩm này đã không còn giữ được ưu điểm của mình mà bộc lộ hết những khuyết điểm của mình. Sản phẩm rất dễ dàng bị bong chóc, xỉn đen làm mất thẩm mỹ. Và hiện tại, năm 2019, các loại đồ thờ này đã không còn nhiều người sử dụng nữa. Thay vào đó, mọi người lại chuyển về sử dụng các sản phẩm đồ thờ bằng đồng đúc thủ công của Việt Nam với giá đắt hơn rất nhiều nhưng đổi lại là chất lượng cực tốt, đảm bảo có thể sử dụng cả đời (thực tế thì mọi chất liệu sẽ bị thay đổi theo thời gian, chất liệu đồng cũng thế nhưng thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, và không có chất liệu nào sánh được). Tại TP.Hồ Chí Minh có địa chỉ cung cấp các loại đồ thờ bằng đồng mang thương hiệu ĐỒ ĐỒNG BẢO LONG - xuất thân từ làng nghề Ý Yên, Nam Định. Địa chỉ showroom đó tại 65 Cộng Hòa - P.4 - Q.Tân Bình (cửa hàng duy nhất cung cấp đồ thờ bằng đồng uy tín, chất lượng tốt nhất tại TP.Hồ Chí Minh). Không chỉ ở TP.Hồ Chí Minh mà tại Hà Nội, Nam Định đều có những showroom trưng bày lớn, các tỉnh đều có kho lưu trữ nhằm cung cấp toàn bộ những sản phẩm chất lượng từ chính những làng nghề dân tộc chúng ta. Qúy khách hoàn toàn có thể tìm kiếm doanh nghiệp của chúng tôi trên các trang mạng, thông tin đại chúng, chỉ cần thao tác lên Google gõ "Đúc Đồng Bảo Long" thì sẽ có toàn bộ thông tin và các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp. Tham khảo ngay để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình nhà mình.