Samsung liên kết với khoa Điện tử - Cao đẳng nghề TP.HCM và Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức khoá đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động chuyên nghiệp. Chương trình Đào tạo thực hành và Hướng nghiệp - Samsung Tech Institute là một dự án trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng của Công ty Điện tử Samsung tại Việt Nam. Tại TP.HCM, hãng liên kết với khoa Điện tử - Cao đẳng nghề TP.HCM triển khai khoá khoá học nghề sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp. Trung bình mỗi lớp có khoảng 20 bạn. Tham dự khoá học phần lớn là học viên năm 2 chuyên ngành Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, khoa Điện tử - Cao đẳng nghề TP.HCM. Theo giảng viên Phạm Mạnh Dũng - Phó trưởng khoa Điện tử, tiêu chí lựa chọn học viên tham dự khoá học là bạn đó phải có kiến thức cơ bản và kỹ năng tốt về điện tử, vượt qua bài kiểm tra đánh giá kỹ năng trong quá trình học ở khoa. Mỗi khoá kéo dài khoảng 5 tháng bao gồm khoảng 300 giờ học (280 giờ kiến thức chuyên môn cả lý thuyết và thực hành; 120 giờ kỹ năng mềm), cộng thêm khoảng 304 giờ thực tập tại trạm bảo hành Samsung. Mỗi tuần, học viên sẽ học sửa điện thoại 2 ngày thứ 4 và thứ 7, sáng 7h-11h15, chiều 12h45-17h. Giờ học tại Samsung Tech Institute được sắp xếp để không trùng với giờ học chính quy tại trường. Đối với mỗi dòng điện thoại, học viên sẽ được hướng dẫn thao tác, trải nghiệm máy; sau đó tìm hiểu phần cứng, học thao tác lắp ráp với những thiết bị chuyên dụng của Samsung. Trong chương trình, các bạn được làm quen với những dòng máy cao cấp và cận cao cấp của hãng di động Hàn Quốc đang có mặt trên thị trường như Galaxy S7 edge, Galaxy A7, Galaxy J7 Pro, Tab S2… Nói về tiêu chí cần có để theo đuổi công việc sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp tại trung tâm bảo hành (TTBH), ông Nguyễn Thanh Vân - Trưởng phòng kỹ thuật TTBH Samsung Cộng hoà - chia sẻ: “Đầu tiên là cái tâm của mình, trạng thái khi cầm máy lên là lúc nào cũng thích. Thứ hai là phải rèn luyện kỹ năng sửa chữa, kỹ năng giao tiếp. Cuối cùng là luôn phấn đấu để hoàn thiện kỹ năng công việc của mình”. Theo giảng viên Mạnh Dũng, chương trình học tại Samsung Tech Institute được đội ngũ giảng viên nhà trường và kỹ thuật viên từ hãng phối hợp, cải tiến không ngừng qua mỗi khoá học, đúc kết xem cái gi thừa, cái gì thiếu, cái gì còn tồn đọng. “Tôi thường lấy thông tin từ các khoá trước sau khi đi thực tập ở trạm bảo hành về, hỏi xem các em gặp dòng máy nào nhiều nhất. Vừa rồi, tôi cũng đề xuất với Samsung để bổ sung một số dòng máy cao cấp mới vào chương trình học như Note 8, Galaxy S8/S8+ và cả kính thực tế ảo Gear VR”, ông Dũng cho biết. Ưu điểm khi học viên tham gia chương trình dạy nghề của Samsung là có hai nghề sau khi ra trường, nhờ đó cơ hội việc làm và thu nhập sẽ cao hơn so với bình thường. Trong thời gian tới, Samsung dự tính mở rộng đối tượng học viên ra cho người khuyết tật. “Tôi rất vui vì trong chương trình này, Samsung đầu tư cho 2 phòng học và xây dựng một mô hình sửa chữa với đầy đủ thiết bị như một trạm bảo hành thực thụ để đào tạo các kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động. Sau 3 năm, tất cả thiết bị mà Samsung đầu tư sẽ chuyển về cho trường. Theo kế hoạch, nếu trường vẫn duy trì được lớp học này, Samsung vẫn tiếp tục hỗ trợ chương trình”, giảng viên Mạnh Dũng cho biết. Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng năm 2017 của Công ty Điện tử Samsung với chủ đề “Cùng bạn kiến tạo tương lai”, chương trình Đào tạo thực hành và Hướng nghiệp - Samsung Tech Institute là dự án hỗ trợ phát triển đào tạo tay nghề, cơ hội thực hành và việc làm cho giới trẻ.Với hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty Điện tử Samsung được biết là một doanh nghiệp có nhiều hoạt động cộng đồng tập trung vào giáo dục đào tạo, nâng cao kỹ năng, khám phá bản thân và khuyến khích phát triển cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ. Để cập nhật những tin tức mới nhất, độc giả truy cập tại đây. Giang Thư Quân Ảnh: An Trần Video: Trương Khởi
khi nào trang bị máy đóng chíp bằng robot thì mới biết chứ khò hàn với máy quick thì gặp ae VF hên xui à.
Ngày xưa thời oanh liệt của Nokia , Nokia care level 3 nó cũng đóng IC bằng máy đó Bác, nhưng chỉ khi nào tụi kỹ sư sang kiểm tra mới dùng máy.
Cũng như ae thợ mình thôi.Đào tạo ra để làm việc cho nó thôi.Lao động giờ phải có tay nghề.Làm gì bằng ae thợ mình được.sửa tạp nhạp hảng nào củng chơi.Xào chẽ vô địch thủ.kaka
e chả cần học nhiều..... chỉ mơ ước tháo dc tất cả các loại màn cảm ứng và thay kính an toàn mà ko bao giờ ăn đạn...mơ ước nhỏ nhoi của e...
nó gọi là đồng hồ chống tĩnh diện. kẹp mass để triệt tiêu xung diện sock gây chết linh kiện khi sửa chữa.....
anh em mình sửa chữa ko có cái nối mass có khi nào lầy pan ko hiểu nguyên nhân là do bị nhiễm điện bị shock chết lk ko ae?
được chắt tính đẩy mạnh nghành này lên thành công nghiệp sữa chữa luôn thì ngon chứ nó cũng sắp banh chành rồi