Dắt xe máy qua chốt CSGT, có bị phạt? Cộng đồngPháp Luật HCM 14 giờ trước (PL)- Người vi phạm khi thấy CSGT liền xuống xe rồi dắt bộ qua chốt cảnh sát thì có bị xử phạt? Ngày 8-8, mạng xã hội Facebook xôn xao về đoạn clip ghi lại hình ảnh một tổ công tác CSGT xử lý người dân vi phạm giao thông. Điều đáng nói theo người đăng tải, người đàn ông bị xử phạt khi đang dắt bộ xe máy chứ không hề tham gia giao thông. CSGT đã không xử phạt Sự việc được cho là xảy ra vào ngày 5-8 tại khu vực xã Thúy Liễu, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Lúc này lực lượng CSGT huyện Cẩm Khê đang xử lý một người đàn ông điều khiển xe máy. Tuy nhiên, người dân chứng kiến cùng chủ phương tiện đã quyết liệt giằng co chiếc xe lại. Họ cho rằng CSGT xử phạt khi chủ phương tiện xe không tham gia giao thông là sai quy định. Nhiều người có mặt tại hiện trường cũng bảo vệ người đàn ông, một số cho biết người này không hề tham gia giao thông mà chỉ đỗ ven đường, vào quán ăn sáng. Ngay khi đăng tải, đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt xem và chia sẻ. Nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn trước việc CSGT xử phạt cả người dắt xe. Lãnh đạo Đội CSGT huyện Cẩm Khê cho biết thông tin trên mạng xã hội là không chính xác. Thực tế là khi đang đi làm nhiệm vụ, đơn vị phát hiện người đàn ông trong đoạn clip đang lưu thông trên đường, không đội mũ bảo hiểm. CSGT yêu cầu người này dừng xe. Tuy nhiên, tài xế không chấp hành mà dựng xe ngay lề đường rồi chạy vào nhà gọi người quen ra để gây áp lực. Sự việc không có gì lớn nên sau khi nhắc nhở, giải thích cho chủ phương tiện hiểu, CSGT đã không xử phạt. Việc người vi phạm xuống xe, dắt bộ qua chốt là một hình thức chống đối CSGT. Ảnh: T.PHANMuốn phạt, phải chứng minh được vi phạm Mặc dù CSGT huyện Cẩm Khê đã phủ nhận việc xử phạt khi dắt xe, tuy nhiên từ câu chuyện này nhiều bạn đọc đặt ra câu hỏi là khi vi phạm giao thông, người dân liền xuống xe dắt bộ để đi qua chốt thì liệu có bị phạt hay không. Bởi trên thực tế không ít trường hợp sử dụng “chiêu độc” này để qua mặt lực lượng chức năng. Điển hình như việc không đội mũ bảo hiểm, vi phạm nồng độ cồn hoặc đi vào đường ngược chiều… Chỉ cần thấy CSGT từ xa, tài xế lập tức tắt máy, dắt bộ qua khu vực làm việc của cảnh sát, sau đó lại lên xe nổ máy và đi tiếp. Trả lời vấn đề trên, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật (Cục CSGT, Bộ Công an), cho rằng đây chính là một hình thức chống đối của người vi phạm đối với CSGT. Trong trường hợp này, CSGT phải chứng minh được tài xế vi phạm khi đang tham gia giao thông (không đội mũ, đi vào đường cấm…). Cách chứng minh có thể bằng camera nghiệp vụ, người làm chứng… Nếu không chứng minh được tài xế vi phạm thì CSGT không thể xử phạt, bởi họ đang dắt xe chứ không điều khiển xe tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu dắt xe mà gây cản trở giao thông (ví dụ dắt ra giữa đường chẳng hạn) thì tùy tính chất, mức độ của hành vi CSGT sẽ nhắc nhở, tuyên truyền hoặc có thể xử phạt. “Ở đây là ý thức của người dân, nếu họ nghiêm túc chấp hành thì không sao nhưng nếu tìm nhiều cách để đối phó, công tác xử lý các hành vi vi phạm của CSGT sẽ gặp nhiều khó khăn” - Thượng tá Nhật thừa nhận.Mang theo giấy hẹn đổi bằng lái có bị phạt? Nhiều bạn đọc cũng đặt câu hỏi về việc trong thời gian chờ đổi giấy phép lái xe (GPLX), tài xế mang theo giấy hẹn thì có bị phạt vì không có GPLX hay không. Có người đã bị xử phạt trong trường hợp này. Một lãnh đạo Đội Tuyên truyền, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết trường hợp trên sẽ không bị xử lý. Khi làm thủ tục đổi GPLX hoặc thi cấp lần đầu (đã thi đậu), Sở GTVT hoặc đơn vị tổ chức thi sẽ cấp cho tài xế một giấy hẹn, thông thường 7-10 ngày. Khi tham gia giao thông, người dân mang theo giấy hẹn này cùng CMND hoặc thẻ căn cước để chứng minh mình là người trong giấy hẹn. Như vậy CSGT sẽ không xử phạt về lỗi không có GPLX. “Giấy hẹn của Sở GTVT hoàn toàn có giá trị pháp lý. Nếu người tham gia giao thông có đầy đủ hai loại giấy tờ như đã nói, CSGT vẫn xử phạt thì rõ ràng là không đúng” - vị này khẳng định.
Tùy vào người thực thi pháp luật cũng như cái gốc văn hóa của họ. P/s: Riêng mình ko có tình cảm với lực lượng này, chỉ là ý kiến cá nhân thôi.
Mình ở gần thì biết, nhiều năm qua, dân xung quanh rất sợ đi qua khu vực giáp gianh giữa huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông vì hầu hết đều bị CA Cẩm Khê "tuýt còi". Đối với người dân, nơi này như "điểm đen" nên thường xuyên nhắc nhở nhau cẩn thận. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân em, ra đường thì nên tuân thủ luật, trước tiên là an toàn cho bản thân! Và CA họ cũng ko hoạnh họe gì được
Nhà ai trên quốc lộ thì thấy cảnh dắt bộ qua chốt thường xuyên, nhất là đi ngược chiều, nói chung là nếu người dân biết điều là thấy bóng CA thì từ xa xuống xe dắt qua và gật đầu chào thì mấy chú cũng bỏ qua chả làm khó dễ gì trong những trường hợp đó.
hỏi thử ko có csgt thì đường phố chúng ta đi có an toàn ko suy nghĩ sâu xa 1 xíu đi ae. còn vụ bị bắt tốn 100 200 hay hơn nữa thì cũng muốn tốt cho chúng ta thôi chứ csgt phạt lập biên bản phải lên ngân sách nộp phạt tốn thời gian của mình..... mấy trăm nghàn thì cũng đáng.
thấy bên tây nó phạt chỉ đưa cho tờ dấy xong tự đi lộp tiền mà,quá đơn dản vn đéo làm nhỉ,hay làm lại đéo có bánh mỳ ăn.
bị bắt bị phạt thì cũng có vẻ bực vẻ cay cú nhưng nếu ko làm mạnh tay thì chỉ có loạn với giao thông vn...ra đg nhất là gặp mấy cái thằng đi phượt ..chúng nó chạy xe phân khối lớn lao như điên như dại cứ làm như đg nhà nó ..đi phượt mà chạy cứ như là đi phịch... đa số chúng ta bị dính vài lần đều nhớ đến luật lệ khi tham gia giao thông... từ ngày ra cái nồng độ cồn cũng thấy đc cho bao nhiêu người ...v.v.v. cái gì nó cũng có 2 mặt của nó.chỉ những thành phần ăn bẩn ăn thỉu luồn lách trốn tránh chứ còn đi đùng luật đúng tốc độ và ko say sưa có bắt cũng chả làm gì cả... trong đời mình bị bắn tốc độ 1 lần nặng và treo bằng 2 tháng bấm 1 lỗ từ đó trở đi nhớ đời luôn...ko bao giưof bị nữa vì thấy công an là né từ xa rồi hihihi
e thì người bắc và đang lv trong sg.mỗi lần đi làm là gặp 2 đội tân tạo và phú lâm ngày nào đi k gặp mới lạ.k sáng thì tối mà vẫy e liên tục đòi kiểm tra giấy tờ và báo lỗi tè le họt me =)) nhưng e cứ chìa giấy tờ ra bảo a lập hộ e nhanh nhanh e còn đi làm.lập lỗi nặng nặng vào cho bõ công khiếu nại.thế là mấy a ý mời đi vội
ai vi phạm viết tờ giấy tự ra kho bạc nộp như bên tây là dân hết kêu.đằng này tìm mọi cách để moi,soi các kiểu để thịt dân,,,dân k phục là đúng rồi.bảo tại sao dân ghét csgt đến thế,,,nó bảo chạy vào mất hơn tỉ giờ kiếm lại...vậy tiền hơn tỉ chạy việc đi đâu
Nếu có video quay lại chính xác chủ phương tiện cưỡi ngựa là bị phạt cho dù sau đó có dắt ngựa đi để chống chế ! Vi phạm luật là bị phạt điều đó nên ủng hộ nhưng quan ngại là toàn chọn và đặt những cái bẫy để bắt người , nói chung khu vực mới cung đường mới khó quan sát nhiều biển nhiều vạch dân mất chú ý là các cậu đặt chốt !
Tất cả mọi việc của mình ko sai viecj gì phải sợ giấy tờ mũ nón đi đúng luật không riệu bia ko có hàng quốc cấm giả sử csgt có vẫy lại cũng chẳn có gì phải sợ . Mà họ cũng chẳng làm gì mình , chỉ khi mình sai thì bất kể ở đâu chỗ nào cũng vẫn bị xử lý.
nếu vậy nói làm j, bị nói kêu lại ,báo lỗi tùm lum rùi ăn cái bibeen bản , cung chag hieur chuyện j xay ra thi bạn dsex hiểu cam nhận tại sao ng dân hị ghét ca thế nhé, còn làm đúng luật mình ko cần bàn nhé, toàn ăn bẩn, gài bẫy dân ko ak
Chứ ko phải nhiều thằng khi bị bắt thì năn nỉ xin xỏ rồi đút tiền đi,khi xong or ko xin được thì quay ra cay cú sỉ vả tụi nó hả?đàng hoàng có thấy nó bắt đâu?đi như ăn cướp,lấn làn vượt đèn đỏ thể loại đó nhiều lắm,khi bị bắt rồi nó tru tréo như con heo chọc tiết
Đi trong thành phố thì ko có gì cả.nếu bạn thường xuyên đi tỉnh thì biết nhé. Người ta đặt bẫy vào những chỗ khó quan sát rồi đứng lúp như một con chó săn mồi.
như vầy là tởn đến già... anh csgt cứ chạy xe theo sau người dắt bộ.. nhà nó xa chừng 5km cho nó dắt lòi le luôn... nó leo lên chạy thì tuýt còi... dắt bộ thì cứ chạy sau lưng.. có clip vui anh xe hơi đẩy xe hơi khi gặp csgt , chạy sau cho mầy đẩy lòi le