[h=1]Làm gì khi tiêu chảy nặng do viêm đại tràng[/h]Tiêu chảy có thể coi là nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất với người bệnh viêm đại tràng. Ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng nặng, mỗi lần tái phát, người bệnh có thể đi ngoài 6-7 lần/ 1 ngày, kéo dài liên tục cả tháng trời với hàm lượng nước trong phân lên tới 90%. [h=2]Vì sao người bệnh viêm đại tràng lại dễ bị tiêu chảy[/h]Tiêu chảy là hiện tượng thường gặp và là triệu chứng chung của nhiều bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là tiêu chảy cấp tính (kéo dài dưới 1 tuần). Tiêu chảy mạn tính (kéo dài từ 2 đến 4 tuần) ít gặp hơn và thường thấy ở những bệnh có tổn thương ở đường tiêu hóa như bệnh viêm đại tràng. Nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở người bệnh viêm đại tràng là do các tế bào niêm mạc ruột, đại tràng bị tổn thương. Niêm mạc tổn thương làm rối loạn khả năng hấp thụ nước, ion và các chất hòa tan của đường tiêu hóa. Nước không được hấp thu sẽ được đào thải ra ngoài cùng phân. Không chỉ vậy, hiện tượng viêm nhiễm còn gây kích thích làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột, góp phần vào cơ chế gây tiêu chảy. Ở những người viêm đại tràng nặng, vùng tổn thương còn có thể bài tiết chất nhầy, máu, mủ hay protein vào lòng ruột, gây ra tình trạng tiêu chảy kèm máu. [h=2]Những tác hại khi lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy mạnh[/h]Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường ưa thích sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy do các thuốc này có tác dụng trực tiếp lên hệ thống cơ thành ruột, làm giảm nhu động thành ruột, tăng lực co thắt hậu môn nên cầm tiêu chảy khá nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi dùng kéo dài. Một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy là gây loạn khuẩn hoặc bùng phát nhiễm khuẩn ruột. Nguyên nhân là do thuốc cầm tiêu chảy làm giảm nhu động ruột, nên làm tăng thời gian giữ phân lại, lâu ngày sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong trường hợp vi khuẩn tiết ra chất độc, độc tố lưu lại trong ruột còn gây hại. Như vậy, từ một thuốc chống tiêu chảy có thể làm tái phát sự tiêu chảy và gây độc nếu sử dụng không đúng cách. Khi sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy lâu ngày, người bệnh rất dễ nhờn thuốc. Vấn đề này khiến bệnh nhân phải sử dụng liều dùng tăng dần thì thuốc mới có tác dụng, thậm chí ngay cả khi đã dùng liều cao, thuốc cũng không có tác dụng. Các bác sĩ thường khuyến cáo, trong vòng 48 tiếng sử dụng thuốc cầm tiêu chảy mà không thấy tác dụng thì nên ngừng sử dụng. Một số thuốc cầm tiêu chảy khi dùng liều cao kéo dài sẽ gây táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, trướng bụng, tắc, liệt ruột (do làm giảm co thắt, giảm nhu động ruột quá mức). Ngoài ra, thuốc còn gây một số biểu hiện về thần kinh như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Các thuốc này cần thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày, đại tràng hoặc có chức năng gan suy giảm. [h=2]Giải pháp nào cho người bệnh viêm đại tràng nặng bị tiêu chảy[/h]Với những người thường xuyên bị tiêu chảy kéo dài như bệnh nhân viêm đại tràng, việc sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy nhanh không những kém an toàn mà còn chỉ chữa được phần ngọn của bệnh. Nếu không giải quyết được phần gốc, bệnh sẽ thường xuyên tái phát. Vì vậy bệnh nhân viêm đại tràng cần quan tâm đến việc phục hồi và tái tạo niêm mạc ruột, đại tràng đã bị tổn thương. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần khắc phục lâu dài. Bên cạnh đó, mỗi khi tới đợt cấp, người bệnh cũng cần có một giải pháp an toàn hơn để cầm tiêu chảy. Sử dụng các phương pháp dân gian, ví dụ như sử dụng lá ổi xanh có thể là một giải pháp an toàn và hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy, dùng khi bình thường còn dễ gây táo bón. Khi bị đau bụng đi ngoài, chỉ cần nhai 5-6 búp ổi với muối, nuốt lấy nước ngày 2-3 lần là hết. Tanin trong lá ổi giúp nhanh chóng làm săn se niêm mạc ruột, giảm độ nhão của phân và đem lại tác dụng cầm tiêu chảy nhanh chóng.Phong Thủy
Chắc viêm đại cmn tràng rồi. Kèo này phải trồng nguyên 1 vườn ổi như của Lệ Rơi thì may ra mới đủ đọt để ăn hàng ngày.
Đừng có đùa với tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày nha mấy bác, coi chừng ung thư đại trạng đó. Tui cũng bị kéo dài mấy năm nên đi khám tiêu hóa, siêu âm, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng ở Hòa hảo cuối cùng kết quả rất đau lòng....bị gan nhiểm mở Nói chung hệ tiêu hóa là một hệ thống vô cùng phức tạp cho nên bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể có vấn đề cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tốt nhất AE nên đi khám tổng quát để trị cái gốc của vấn đề chứ đừng ỷ lại mà hối ko kịp.
Lúc trước tui cũng có thói quen uống 1,2 lon bia buổi tôi khi ăn cơm và kết quả cuối cùng khi nội soi là viêm dạ dày(6 năm trước), giờ thì chuyển qua gan nhiểm mở. Tuy nhiên mấy hôm trước đọc 1 bài báo bác sĩ nói uống 1,2 lon bia mổi ngày thì tốt cho sức khỏe nên giờ ko biết sao bỏ hay uống tiếp đây
Bị tiêu chảy hay bị kiết..ỉa không cầm được,ỉa ra máu.....Trong miền nam có 1 loại cây tên là Rau Trai đâm nhuyễn cho tí muối vào pha chút nước uống cầm ngay tức khắc...như thuốc tiên. Ngày xưa anh mình bị ỉa ra máu luôn...mười mấy năm về trước nhà rất nghèo ôm đi bệnh viện...trên đường đi gặp bà kia trên xe lam...bả hỏi thăm bệnh và kêu mẹ mình về hái Rau Trai đâm uống là hết khỏi đi bệnh viện. Loại câu này hay mọc xung quanh nhà - bờ ruộng...hay mọc chung với cỏ mực...nhà nông ai củng biết cây này. 1 loại là thân xanh - 1 loại là thân đỏ....thân màu đỏ tốt hơn..uống trong vòng 15 phút là cầm liền. Anh em sài gòn nhà có ai bị mà không có cây này Alo mình hái đem tới cho..Nhà mình nó mọc bao la........:-*
ra tiệm thuốc tây mua hủ thuốc viên vàng trị tiêu chảy uống 3 viên 1 lúc táo bón luôn 3 ngày,trừ khi tiêu chảy do rối loạn or viêm thì ... tiêu chảy thì phải rang gạo lên rồi nấu nước uống chống mất nước và tạo men tiêu hóa đường ruột. nặng hơn thì nhập viện tiêm thuốc cầm và chuyền nước chứ ko là kiệt sức toi luôn. :'''
chắc kèo này nghe lời ác ma chuyển ra nhà Lệ cmn Rơi ở luôn rồi , nhà lệ rơi khỏi cần mua phân mà ổi vẩn tốt .
mình hay dùng cái này.dễ uống nữa.pha vs tý nước là xong.mấy ace bụng yếu đi xa thì nên nhớ mang theo.lỡ ăn phải mấy món lạ bụng còn có thuốc uống ngay. [/IMG]