có vài điều thắc mắc xin nhờ ae giải đáp giùm điôt có bỏ đc ko? điôt trên mạch sạc (samsung) có nhiệm vụ gì? nếu bỏ thì máy có báo sạc không? có sạc bình thường ko? thay điôt có cần đúng trị số hay ko? thanks ae chia sẻ :-*
1 . ko bỏ dc 2 . cho điện chạy qua 1 chiều ( biến xoay chiều thành 1 chiều ) 3. cứ điot táng vô là dc ! ( thay phải đúng chiều mĩ dc ) bác về học lại điện tử cơ bản !
thôi cứ hiểu nôm na là đả bỏ ok100% thì thằng sx nó thiết kế làm gì cho nặng máy . còn dỉ nhiên trị số tương đương là ok , và phải cùng dòng , z nắn dòng mà , mà thay cho z ổn áp thì
điôt mạch sạc trên samsung thì e chưa thử chứ như trên nokia thì vứt câu tắt được. e hiểu nó dùng để nắn dòng trong mạch sạc. có nhiều máy nokia DCT4 hay các máy đời cũ dùng xạc tròn chân to thì nhiều con câu tắt hay bị báo sạc không được.
*banhkeohaiha cũng về học thêm khóa điện tử nâng cao nữa đi. :''' -Diot cơ bản là chia làm 2 loại: Diot ( tách sóng, nắn dòng ..) và diot zener ( ghim áp ). * Diot ( tách sóng và nắn dòng) : Cho dòng điện chạy qua, nắn dòng và giảm 0,6v. Dĩ nhiên là loại này không bỏ được. Vì bỏ là mạch điện sẽ bị đứt. * Diot zener ( ghim áp ). Có nhiệm vụ ổn áp trên đường mạch có ghim diot. Nếu diot 3.3v thì dòng điện trên đường có diot ghim áp sẽ luôn luôn là 3.3v ( dù điện áp trước đó có là 4v hay 5v đi nữa ). Nhưng nếu điện áp thấp hơn 3,3v của diot zener thì chức năng của diot cũng vô tác dụng. Dòng điện qua vẫn là thấp hơn 3,3v. - Phân biệt điot bằng cách . Nếu 1 đầu diot mà nối mass ( GND) thì đó là điot zener. Có thể bỏ được. Còn 2 đầu của diot mà không đầu nào được nối mass( GND) thì không bỏ được. Nhưng nếu có schematic, và nắm rõ nhiệm vụ khu vực đó vẫn có thể bỏ OK. * nhưng khuyến khích là kg nên bỏ bất kì linh kiện nào vì hãng thiết kế không bao giờ thừa. Dĩ nhiên là khi ta thay thế, vì lí do nào đó như kg có hay làm biếng. Vẫn bỏ luôn. :'''
Bổ sung: Trong mạch chống đảo cực, quá áp của mạch sạc, thường hay lắp 1, hay 1 tổ hợp "Zên" nhắm mục đích bảo vệ IC nguồn, IC sạc. Mạch này được mắc sau cầu chì đường sạc F, nguyên lý hoạt động như sau: Khi cắm đúng sạc, đúng chiều, Diode này được phân cực nghịch, do đó, nó không cho dòng điện đi qua, và chỉ có tác dụng chống quá áp khi có xung, hoặc mạch swiching trong sạc chạy sai, chập chạm... khiến điện áp ra tăng cao, quá ngưỡng đánh thủng của Zener => Zener sẽ chập, gây đoản mạch => Cầu chì F đứt, bảo vệ IC nguồn (IC sạc). Còn khi cấp nguồn sạc sai chiều (Dứt dây, nối lại ko đúng) hoặc trước đây, nhiều loại sạc có thể bị cắm lẫn, và quy định chiều Âm, Dương ngược nhau => ĐT bị cấp áp sạc ngược chiều thì Diode này sẽ được phân cực thuận, và cho dòng điện đi qua, gây đoản mạch => Đứt chì Nghe ghê vậy, nhưng khi làm mạch sạc, đa số anh em gạt bỏ con Zener này trước, và cũng... No ... Star... Where Điều quan trọng là hiểu mạch, và biết chính xác linh kiện đó có nhiệm vụ gì trong mạch, nguyên lý làm việc ra sao... Tháo bỏ => Sẽ dẫn đến hiện tượng, hậu quả gì... mà thôi... Còn nếu liệt kê, thì còn có rất nhiều loại diode nữa, đặc biệt quan trọng, chính xác như Diode biến dung (Dùng trong các mạch Turning, hay Chuyến băng tần của Antenna SW...) mấy con đó mà tháo bỏ Thậm chí chỉ sai nhẹ ... => Là... Sóng về đâu luôn Cái này cũng còn... Tuỳ Nếu nó được mắc nối tiếp, bỏ đi thì mất áp luôn.
đại khái cho thớt dể hiểu,Trên mạch ĐT Diode con nào cũng có nhiệm vụ: nắn điện_điện áp cố định_Phát Quang_biến dung và xung...vì vậy không thể bỏ mà chỉ thay thế đúng khích cở. Trên điện thoại thì Diode có phần đơn giản hơn trên mạch TiVi nhiều,vì diode rất quan trong trong mạch chỉnh tần số.
thớt tìm tài liệu điện tử cơ bản mà đọc , đa số ae mobile vô liền là khò ic liền , chỉ một số ít người đi lên tư nghê điện tử (sửa tivi , đầu đĩa..) , hoặc học ở các trung tâm có dạy lí thuyết thì nắm vững hoặc sơ sơ , còn 1 cơ số rất đông ae thợ chưa hiểu ji về diode :cry: ps: mấy cái bóng led ae gắn trong tủ cho sáng đó cũng là 1 dạng diode đó , chắc cũng ít người biết
Rồi xong luôn, lâu lâu nhảy nhót tí bị ngay cái nick : http://vietfones.vn/forum/member.php?5197-thohocnghe * Chú nhớ dìm hàng nhà cháu nhá. :cry: