Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Mạng vệ tinh 5G cạnh tranh với Starlink của Elon Musk

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 24/1/22.

  1. 24/1/22 lúc 09:08

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,774
    Được thích:
    7,810
    Mạng vệ tinh 5G cạnh tranh với Starlink của Elon Musk

    Trung Quốc bắt đầu xây dựng mạng lưới 1.000 vệ tinh để phủ sóng mạng 5G trong vòng vài tháng tới.
    [​IMG]
    Vệ tinh 5G của Trung Quốc được chế tạo với linh kiện giá rẻ trên dây chuyền sản xuất nhanh. Ảnh: SCMP
    Nhóm 6 vệ tinh liên lạc hiệu suất cao chi phí thấp đã được sản xuất, thử nghiệm và đến bãi phóng bí mật, theo báo cáo hôm 18/1 của Xinhua. Công ty khởi nghiệp GalaxySpace ở Bắc Kinh, đơn vị phụ trách dự án, chia sẻ họ muốn mở rộng độ phủ sóng mạng 5G của Trung Quốc trên khắp thế giới và cạnh tranh với mạng Starlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk phát triển, trong thị trường cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao ở khu vực hẻo lánh.

    Chòm vệ tinh của Trung Quốc nhỏ hơn so với Starlink. Starlink đã có 2.000 vệ tinh trên quỹ đạo và đang lên kế hoạch tăng thành 42.000 khi hoàn thành. Dù nhỏ hơn về kích thước, mạng lưới 1.000 vệ tinh của Trung Quốc sẽ là mạng vệ tinh đầu tiên sử dụng công nghệ 5G. Các nhà khoa học tham gia dự án cho biết điều này sẽ đảm bảo tốc độ tải hơn 500 megabit mỗi giây với độ trễ thấp, lợi thế chủ chốt trong một số ứng dụng phức tạp như giao dịch tài chính. Dù sử dụng công nghệ khác với 5G, Starlink có tiềm năng cung cấp dịch vụ 6G trong tương lai.

    Năm 2020, nhóm nghiên cứu ở Viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc ước tính có thể tăng băng thông liên lạc vệ tinh trung bình toàn cầu từ 5 MB/giây lên 500 MB/giây. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo công nghệ vũ khí chống vệ tinh hiện nay không thể phá hủy một chòm vệ tinh cỡ lớn như Starlink.

    Zhu Kaiding, kỹ sư không gian đến từ Viện Hàn lâm Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, đơn vị cộng tác với GalaxySpace, cho biết dự án của Trung Quốc đang chật vật để theo kịp tốc độ 6 vệ tinh một ngày của SpaceX. Trong một bài báo đăng trên tạp chí nội địa Aerospace Industry Management hồi tháng 10 năm ngoái, ông cho biết chương trình Starlink buộc một dây chuyền lắp ráp vệ tinh của Trung Quốc phải tăng sản lượng lên hơn 1/3.

    Theo Zhu và cộng sự, hơn một nửa kiểm tra thường ngày tiến hành ở bãi phóng có tần suất hoạt động cao bị hủy để tiết kiệm thời gian. Vệ tinh mới cũng sử dụng nhiều linh kiện do công ty tư nhân sản xuất, giúp giảm hơn 80% tổng chi phí phần cứng của vệ tinh Internet tốc độ cao. Cuộc đua với Starlink tạo ra áp lực khổng lồ đối với ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc bởi công nghệ này rất phức tạp, cạnh tranh quyết liệt, thời hạn ngặt nghèo và khối lượng công việc lớn.

    Đầu năm 2020, GalaxySpace phóng một vệ tinh thử nghiệm để xem thử những giải pháp chưa từng có tiền lệ ảnh hưởng ra sao tới hiệu suất của vệ tinh, sử dụng các trạm thông tin vệ tinh mặt đất nằm rải rác từ vùng ven biển dân cư đông đúc ở miền đông Trung Quốc tới vùng núi hẻo lánh ở miền tây.

    Một trong những mối lo ngại lớn nhất là thời tiết xấu, theo Li Jiancheng, nhà khoa học công nghệ liên lạc hàng đầu ở GalaxySpace. Dù Starlink cảnh báo người sử dụng rằng mây hoặc mưa có thể ảnh hưởng tới tốc độ Internet hoặc làm gián đoạn liên lạc, Li và đồng nghiệp phát hiện vệ tinh có thể duy trì tốc độ tải 80Mb/giây trong điều kiện thời tiết xấu nhất, theo bài báo công bố trên tạp chí Digital Communication World năm ngoái.

    An Khang (Theo SCMP)​
     
  2. 24/1/22 lúc 10:20

    haomobile90

    Freak Poster

    haomobile90
    Tham gia:
    13/12/10
    Bài viết:
    754
    Được thích:
    159
    trên trời cả triệu vệ tinh rồi sau sẽ thế nào nhỉ
     
  3. 24/1/22 lúc 17:02

    Yamato

    Insane Poster

    Yamato
    Tham gia:
    1/1/16
    Bài viết:
    591
    Được thích:
    145
    Thì hok thấy ánh mặt trời ;)
     

Chia sẻ trang này