Sẽ tắt công nghệ di động mặt đất 2G vào năm 2022 Bộ Thông tin & Truyền thông đang xem xét quyết định dừng công nghệ di động mặt đất 2G từ ngày 1/1/2022 vì không còn phù hợp với sự phát triển của mạng viễn thông. Theo thông tin từ Bộ TT&TT, lãnh đạo Bộ đang xem xét lộ trình tắt sóng công nghệ di động mặt đất 2G được triển khai từ năm 1990 để tăng hiệu quả sử dụng phổ tần, đáp ứng nhu cầu về phổ tần ngày càng gia tăng của doanh nghiệp di động. Việc dừng công nghệ di động mặt đất 2G cũng giúp các nhà mạng tăng hiệu quả kinh tế trong vận hành mạng lưới của doanh nghiệp bởi công nghệ càng cũ thì càng tiêu tốn nhiều năng lượng. Đồng thời, việc dừng phát sóng công nghệ cũ cũng mở ra tiềm năng thị trường mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi số quốc gia, chính quyền điện tử cũng như thành phố thông minh. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm mạng di động 5G và dự kiến thương mại dịch vụ này vào năm 2020. Như vậy, trên mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại 4 công nghệ di động mặt đất, gồm: mạng GSM 2G, mạng 3G (IMT 2000) triển khai tử năm 2009, mạng 4G (LTE-A) triển khai từ năm 2016 và mạng 5G đang thử nghiệm. Do vậy, việc loại bỏ công nghệ cũ theo Bộ TT&TT là cần thiết. Dự kiến, mạng di động mặt đất 2G sẽ bị dừng trên phạm vi toàn quốc vào ngày 1/1/2022.Vũ Anh
Lộ trình tắt sóng điện thoại 'cục gạch' Các nhà mạng Việt Nam có thể tắt sóng 2G khi số lượng thuê bao sử dụng công nghệ này còn dưới 5%, mục tiêu dự kiến vào năm 2022. Hiện tại, theo số liệu của Cục Viễn thông, Việt Nam vẫn còn khoảng 24 triệu thuê bao 2G trên tổng số 130 triệu thuê bao đi động. Tuy nhiên, 2G là xu thế đã thoái trào và ngày càng bị thay thế bởi các công nghệ tiên tiến hơn. Bộ Thông tin & Truyền thông hiện nay cũng đang thúc đẩy phát triển công nghệ 5G. Mới đây, Viettel và Mobifone cũng vừa được cấp phép thử nghiệm thương mại 5G. Đồng thời, các nhà mạng không thể cùng một lúc duy trì bốn công nghệ di động gồm 2G, 3G, 4G, 5G gây tốn kém tài nguyên, chi phí. Do đó, việc dừng công nghệ cũ là cần thiết, giúp nhà mạng tập trung nguồn lực, dành băng tần số cho công nghệ mới. Cũng theo đánh giá của cơ quan lý, tắt sóng 2G sẽ đẩy nhanh đề án chuyển đổi số, cũng như thúc đẩy kinh tế số, xã hội số khi người dân chuyển sang sử dụng thiết bị hỗ trợ từ 3G trở lên. Cục trưởng Viễn thông Hoàng Minh Cường mới đây cho biết, trước đây Bộ Thông tin & Truyền thông đề xuất mục tiêu tắt sóng 2G nhưng được Chính phủ đề nghị đổi thành đề án phát triển smartphone giá rẻ. Theo ông Cường, phổ cập được smartphone sẽ tạo điều kiện để "nhà mạng có thể tắt sóng 2G khi số thuê bao sử dụng công nghệ này còn dưới 5%". "Cùng một mục tiêu nhưng cách tiếp cận khác nhau một chút. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Thông tin & Truyền thông vẫn đặt mục tiêu làm thế nào để các nhà mạng đủ điều kiện tắt sóng 2G vào đầu năm 2022", Cục trưởng Viễn thông nói. Theo ông Cường, cục đã phân tích, trong 24 triệu thuê bao 2G hiện tại có những số dùng cho máy phụ thứ hai của người dùng đã có smartphone. Sau khi tính toán lại, còn khoảng 12,4 triệu người chỉ sử dụng duy nhất điện thoại "cục gạch" Đây chính là những đối tượng nhà mạng sẽ phải hỗ trợ để chuyển đổi. "Để đạt mục tiêu dưới 5%, số thuê bao di động 2G phải còn 5 - 7 triệu, tương đương với mức giảm khoảng 6 -7 triệu so với hiện nay", ông Cường nói. Từ năm ngoái đến nay, khi cơ quan quản lý chưa có tác động nào, lượng thuê bao di dộng 2G cũng đã giảm được khoảng 6 triệu. Như vậy, mục tiêu này có thể này khả thi. Cùng với đó, Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đưa ra một loạt giải pháp để các nhà mạng sớm tắt sóng 2G. Trong đó, với nhà mạng, Cục Tần số đã thông báo không cấp lại tần số cho 2G khi giấy phép hết hạn vào năm 2024. Cục Viễn thông theo lộ trình cũng sẽ ban hành thông tư giảm giá kết nối thoại, nhằm tạo sức ép cho nhà mạng không phụ thuộc nguồn thu từ kết nối thoại, phải chuyển sang từ dữ liệu (data). Bộ dự kiến ban hành quy chuẩn vào năm tới bắt buộc điện thoại sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu phải hỗ trợ 4G trở lên. Điện thoại smartphone giá rẻ cũng đang được thúc đẩy sản xuất để hỗ trợ người dân chuyển đổi. Trong mục tiêu xây dựng chương trình viễn thông công ích năm 2021 - 2025, Cục đang đề xuất bố trí kinh phí hỗ trợ chuyển đổi cho những người dân yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa. Ông Cường cũng cho biết, hiện có 630.000 người trên 70 tuổi chỉ sử dụng điện thoại 2G. Trước đây, có ý kiến cho rằng người già không thể sử dụng smartphone nên vẫn phải sử dụng điên thoại "cục gạch". "Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được điện thoại "cục gạch" 4G, giá rẻ. Theo tính toán, cùng với sự hỗ trợ của các nhà mạng, điện thoại này có thể được sản xuất và bán cho người dùng với giá khoảng 600.000 đồng", Cục trưởng Viễn thông cho hay.
mình đang dùng 1 cái cảm ứng và 2 cái điện thoại 2g đây ... 2 sim chính nằm trong cái cảm ứng , 4 sim của nhà mạng làm dịch vụ nửa . tắt tắt 2g thì phải dùng 3 cái máy cảm ứng ư ...
tôi đồng ý tắt 2g để ko gặp mấy con nokia bây giờ nữa, nhận sửa vài bữa lại lòi ra bệnh khác, nhận thì éo đc bao tiền mà tốn thời gian , riết giờ gặp nokia mới giờ vô sửa toàn nói nó hư rồi mua máy mới đi
nghe nói Mỹ còn đang xài 2G mà ta. sóng 3G, 4G yếu như gì, chập chờn lúc chán bỏ mịa, dân đi biển chỉ toàn xài 2G, tắt đi cái ra biển ngáo luôn. thà tắt 3G để 4G, từ từ phát triển 5G thì tắt 4G luôn còn hợp lý. bọn này ăn ở không làm khổ dân vc.
chuẩn bị ae lại ngồi giải trình với khách về việc máy không có sóng và sao tau mới nạp 50k chưa gọi giờ hết sạch. kkk