Học phí lái xe ô tô sẽ tăng mạnh vào năm 2020 Kể từ ngày 1/1/2020, việc đào tạo và cấp giấy phép lái xe ô tô sẽ có nhiều sự thay đổi so với hiện tại. Ngoài việc tăng mức học phí đào tạo, học viên sẽ phải trải qua những bài kiểm tra về lý thuyết và thực hành phức tạp hơn. Bộ Giao thông Vận tải mới đây đã ban hành Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT "Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ". Việc sửa đổi thông tư này sẽ siết chặt quy trình đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay. Đối với thông tư mới sửa đổi về việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ô tô sắp có hiệu lực, trong một khoá học, mỗi học viên sẽ được đào tạo tất cả các phần sau: Phần lý thuyết, phần học đạo đức người lái xe, phần học cấu tạo sửa chữa xe cơ bản, phần học thực hành trên sa hình, phần học lái xe trên đường trường. Tất cả tổng cộng phải đạt trên 100 giờ học. Chính vì số lượng kiến thức được đào tạo của mỗi học viên được gia tăng nên học phí đào tạo lái xe cũng sẽ tăng theo. Ước tính, đối với học phí đào tạo lái xe ô tô hạng B2 sẽ có mức tối thiểu từ 15 - 20 triệu VNĐ, tức tăng khoảng gấp 2 - 3 lần so với thời điểm hiện tại. Ngoài ra, kể từ ngày 1/5/2020, tất cả các trung tâm/cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên cả nước sẽ phải triển khai, lắp đặt ứng dụng công nghệ nhận dạng học viên (trừ trường hợp học viên thi bằng lái xe hạng B1) trong thời gian của bộ môn Pháp luật giao thông đường bộ. Điều này đồng nghĩa với việc học viên sẽ bắt buộc phải tới lớp học để hoàn thành đầy đủ giáo trình của bộ môn Pháp luật giao thông đường bộ. Đối với 4 bộ môn lý thuyết còn lại học viên sẽ vẫn điểm danh theo sổ như thông thường. Đó là về thiết bị giám sát trên lớp học lý thuyết. Với bài học thực hành, trên các xe ô tô tập lái cũng sẽ đều được lắp đặt thiết bị giám sát thời gian và hành trình để quản lý và theo dõi việc thực hành của học viên xuyên suốt thời gian tham gia đào tạo và sát hạch bằng lái xe ô tô. Duy Anh (Nguoiduatin.vn)
Đó là về thiết bị giám sát trên lớp học lý thuyết. Với bài học thực hành, trên các xe ô tô tập lái cũng sẽ đều được lắp đặt thiết bị giám sát thời gian và hành trình để quản lý và theo dõi việc thực hành của học viên xuyên suốt thời gian tham gia đào tạo và sát hạch bằng lái xe ô tô.
ở quốc gia khác.họ khuyến khích thi lấy bằng.chi phí rất thấp.còn Vn thì áp đặt đủ thứ.cho dân xa công nghệ.đừng nói áp luật là do tai nạn giao thông nha.