Việt Nam tắt sóng 2G: Ngày tàn của "điện thoại cục gạch" đã đến? Sóng 2G tại Việt Nam dự kiến sẽ bị tắt từ năm 2022 nhằm tiết kiệm tài nguyên quốc gia và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Việt Nam đang nghiên cứu tắt sóng 2G Bộ Thông tin và Truyền thông đang trong quá trình nghiên cứu tắt sóng 2G tại Việt Nam vào năm 2022. Đây là điều được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Công nghệ sóng 2G đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1990. Trước sự bùng nổ của Internet, điện thoại thông minh và các dịch vụ kinh tế số, mạng 2G bộc lộ rõ những hạn chế của mình, lượng người sử dụng ngày một giảm sút trong khi gây tiêu tốn tài nguyên về phổ tần quốc gia. Tắt sóng 2G không chỉ giúp tạo điều kiện cho nhà mạng tập trung tài nguyên vào các công nghệ mới, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đối số. Trước Việt Nam, nhiều quốc gia phát triển và đi đầu trong lĩnh vực viễn thông như Hàn Quốc hay Mỹ đều đã tắt sóng 2G từ lâu. Một số quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Myanmar, Malaysia cũng đều đã hoặc đang trong tiến trình loại bỏ công nghệ này. Tắt sóng 2G, người dùng bị ảnh hưởng ra sao? Tắt sóng 2G sẽ khiến cho đa số những chiếc điện thoại cơ bản, hay còn được gọi là điện thoại "cục gạch", trở nên ngừng hoạt động và không thể thực hiện các tác vụ cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin được nữa. Sẽ có hai đối tượng người dùng bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Đối tượng đầu tiên là những người có thu nhập thấp, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa. Với họ, smartphone được coi là món đồ quá đỗi xa xỉ. May mắn thay, khi mà mặt bằng chung của giá smartphone đang ngày một giảm, cơ hội để cho mọi người dân sở hữu smartphone là không hề xa vời. Hiện nay, chỉ với khoảng từ 1-2 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu nhiều mẫu smartphone chạy Android, hỗ trợ kết nối 3G/4G và sẵn sàng sử dụng các dịch vụ trong nền kinh tế số. Một mẫu smartphone giá rẻ của Vsmart. Với đối tượng thứ hai, tiền lại không phải là vấn đề, mà đơn giản chỉ là họ không thể (hoặc không được phép) sử dụng smartphone. Hai minh chứng cụ thể là các em học sinh (khi mà gia đình, thầy cô không cho phép dùng smartphone) hay người già (không đủ khả năng dùng smartphone). Biết được nhu cầu này của người dùng, nhà sản xuất điện thoại cơ bản hàng đầu tại Việt Nam là Nokia vẫn liên tục tung ra những mẫu máy cơ bản như 2720 Flip hay 8110 hỗ trợ tốt mạng 3G, thậm chí là 4G. Trong thời gian tới, chắc chắn các nhà sản xuất sẽ còn tung ra nhiều mẫu điện thoại cơ bản hỗ trợ 4G để phù hợp với thời thế. Chính vì vậy, kể cả khi Việt Nam tắt sóng 2G, người dùng điện thoại cơ bản vẫn có thể yên tâm rằng họ sẽ vẫn có nhiều sự lựa chọn. Nguồn: kênh 14
tắt dc mới sợ á, thấy ngta làm gì mấy bác làm theo trong khi chưa hay ít quan tâm rằng người dân mình còn khá nghèo và dân nghèo đa số chẳng lẽ đang xài giờ bỏ mua vsmart, cái vụ cmnd là quế tèo bắt ông bà già gần xuống lỗ đi chụp hình cuối cũng ko có chỗ lưu hồ sơ. 5g độc hại ngta chưa làm thì các bác triển, lại đổi số nữa ah bác
dạng như phổ cập đại học ấy nhỉ, mà cũng có khi nào xây toàn đường cao tốc rồi bắt bỏ xe máy mua oto ko nhỉ
Bỏ thì ko nhưng nó hạn chế tốc độ và tăng thêm đường cấm , thu hẹp làn xe ..... thì tự mình bỏ thôi ...kkk
sóng 4g còn lúc có lúc không download game thì nó báo dung lượng không đủ yêu cầu dùng wifi mà tháng thì tốn 60k trừ tới mọi thứ đều như cc nhưng tiền thì phải chung đủ