2019 là năm nóng nhất lịch sử và người Việt phải hứng chịu ‘mối họa’ gì? Không chỉ gây nực nội khó chịu, mà khí hậu ngày càng nóng lên cũng gây ra những hiểm họa như siêu bão, sóng nhiệt,… Nếu không được cải thiện, tình hình sẽ ngày một tệ hơn! 2019 là năm nóng nhất lịch sử? Ngay từ đầu năm nay, các trung tâm dự báo khí tượng hàng đầu đã khẳng định 2019 có thể sẽ là năm nóng kỷ lục trong lịch sử bởi xu hướng nóng lên toàn cầu mỗi năm lại gia tăng. Nhiệt độ trung bình trong năm nay có thể tăng 1,1 độ C so với năm trước, gần với kỷ lục tăng 1,15 độ C của năm 2016. Những nơi được dự báo sẽ có nhiệt độ tăng kỷ lục là Anh Quốc và Úc. Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ hoạt động sản xuất của con người và hiện tượng El Nino (nước biển ấm lên) là những yếu tố góp phần vào việc làm tăng nhiệt độ Trái đất. Theo dự báo, trong giai đoạn El Nino đầu năm 2019, các nơi có nhiệt độ ấm hơn và thiếu hụt lượng mưa gồm có khu vực Đông Nam Á, Nam Á (Ấn Độ – Pakistan) và phần đông nam bán đảo Ả Rập. Trong khi đó, độ lạnh giá ở khu vực Bắc Á sẽ giảm, còn một số nước như Ấn Độ sẽ đối mặt với hiện tượng ô nhiễm không khí. Theo Tổ chức khí tượng thế giới, 4 năm gần đây 2015, 2016, 2017, 2018 đều là những năm nóng nhất lịch sử. Trong suốt 406 tháng liên tiếp, nhiệt độ Trái đất luôn cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn đe dọa đến các loài sinh vật trên Trái đất. Những hiểm họa 1. Siêu bão Trung bình mỗi năm Bắc bán cầu xảy ra khoảng 53 cơn bão, nhưng riêng năm 2018 có đến 70 cơn bão ập đến. Bão và siêu bão xảy ra với tần suất nhiều hơn bởi khí quyển nóng lên cũng làm cho nước nóng lên. Nước nóng dẫn đến thiên tai như bão lũ, cuồng phong. Quần đảo Mariana, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc và Tonga là những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề vì bão trong thời gian qua. Mỹ cũng chịu thiệt hại vì cơn bão Florence và Michael. 2. Hạn hán, nắng nóng kéo dài Nhiệt độ ngày càng tăng cao khiến cho đất đai nhiều nơi như châu Phi, Đông Nam Á, châu Mỹ,… khô cằn hơn, nước sạch khan hiếm, cháy rừng lan rộng ở Úc và Mỹ, thậm chí xảy ra tình trạng bão bụi và lũ quét. Trong tiết trời nóng ẩm, bệnh dịch truyền nhiễm dễ lây lan do điều kiện này thuận lợi để các loài côn trùng, virus phát triển. Trong khi đó, những nơi khác thì xảy ra bão lũ, mưa lớn triền miên phá hủy nguồn nước sạch, làm bẩn nguồn thực phẩm sạch, gây ô nhiễm không khí và môi trường sống. Đó là chưa kể ở những nơi chưa phát triển, người dân không có điều kiện sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ, con người sẽ bị đe dọa tới sức khỏe vì dễ bị say nắng, đột quỵ dưới thời tiết nắng nóng. 3. Nước biển dâng cao Nhiệt độ tăng cao khiến cho băng ở các vùng cực tan chảy. Đặc biệt Bắc Cực có nhiệt độ tăng nhanh gấp đôi so với các vùng khác. Băng tan nghiễm nhiên làm cho mực nước biển trên Trái đất tăng lên. Dự kiến đến năm 2100, nước biển sẽ dâng lên tới 30-130cm, nhấn chìm những khu vực thấp và quốc đảo, thậm chí các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Sydney, Mumbai,… sẽ chìm trong biển nước. 4. Tuyệt chủng nhiều loài sinh vật Sau đợt El Nino năm 2016, phần lớn quần thể san hô The Great Barrier đã bị tiêu diệt. Chỉ cần Trái đất tăng thêm 1,5 độ C, toàn bộ rạn san hô lớn nhất thế giới sẽ biến mất. Theo một nghiên cứu năm 2015, các loài động vật có xương sống đang dần biến mất với tốc độ cao gấp 114 lần so với thông thường vì môi trường sống bị ô nhiễm, bị tàn phá và nhiệt độ tăng cao. Khí thải cũng làm cho nước biển có độ axit tăng cao, đe dọa đến môi trường sống của các loài động thực vật dưới biển. Cả thế giới nói chung và người dân Việt nói riêng đều chịu ảnh hưởng từ thiên nhiên, cái nóng đỉnh điểm này đang dần báo hiệu những gì sắp tới!
cùng nhau chặt cây phá rừng,xây công trình,khu dân cư v.v ....môi trường thiếu cây xanh sẽ dẫn đến nhiệt độ tăng thôi
cái gì đến sẽ đến thôi có cản cũng không được ,thế hệ con cháu mình cũng sẽ đi thôi tìm 1 hành tinh khác .
không biết thành thị thế nào chứ ở quê như e nóng chảy mở chịu không nổi, toàn ngồi máy lạnh mới thoải mái.
nhìn xung quanh chổ ở mình thấy, nhà tường mọc lên như nấm kéo theo diện tích mương rạch kênh hẹp lại mất dần ( kênh nhỏ mất ) kênh lớn thì sạt lở càng lớn thêm, không có chổ thải xử lý rác quăng búa xua, chăn nuôi 1 nhà nuôi hôi cả làng, thiệt chứ vô nhà bạn chơi mà nó nằm trong khu nuôi heo hôi không thể chịu nổi, xưa 1 nhà xung quanh rạch nước vô ra nay kín mít hết còn chăng mương độn thúi ình, mình ko kịp bệnh thế hệ sau cũng bệnh bậy
Mấy hình thảm họa trên nhìn ghê quá.giờ cứ cấp phép nhà cao tầng mọc như núi thế kia sao ko nóng cho dc,chung cư cao tầng ngày càng nhiều,đường xá thì vẫn vậy
Chặt phá rừng, giảm diện tích cây xanh, bê tông hóa ngày càng tăng, hơi nóng của cục nóng điều hòa, cùng với sự phát triển của các nhà máy khu công nghiệp khu chế xuất thì tăng tb 1,1 độ C là còn may.
Chính cmn xác .........cứ bình thường như mọi ngày chuyện gì đến sẽ đến lo cái gia đình trước rồi tính sau
cuộc sống gì mà sáng dậy online vietffone chiều tối đợi kèo hú nhậu , nhậu xong zề ngue và cứ thế hoài nhàm quá