Tranh luận ‘tử tù xin hiến tạng’: Trái tim không có tội! TTO - Nhiều bạn đọc không đồng ý đáp ứng nguyện vọng được hiến xác, hiến tạng của tử tù. Nhiều bạn đọc khác, đông đảo hơn, cho rằng nguyện vọng đó của tử tù là chính đáng và cần sửa đổi quy định pháp luật để mở ra cơ hội cứu được nhiều người… Nguyễn Hữu Tình - bị cáo giết 5 người ở quận Bình Tân, TP.HCM - xin được hiến tạng khi nói lời sau cùng trước khi bị tòa tuyên án tử - Ảnh: HỮU KHOA Ý kiến của bạn như thế nào về nguyện vọng hiến xác, hiến tạng của tử tù? Cuộc thăm dò do Tuổi Trẻ Online thực hiện từ chiều 10-7, đến chiều 13-7 đã thu hút gần 2.500 ý kiến của bạn đọc. Trong đó, lượng bạn đọc trả lời "đồng ý" và "không đồng ý" có tỉ lệ gần như 50 – 50 (937/934). Chỉ có khoảng 2,1% (57) có ý kiến khác, trong khi có tới 21% (534) chọn phương án "nên bổ sung quy định cho phép tử tù được hiến xác, hiến tạng theo nguyện vọng". Sẽ bị ám ảnh? Ở phía những người không đồng ý, bạn đọc Min dứt khoát: "Tội phạm giết người bị tuyên án tử hình thì không cho phép hiến tạng. Hiến tạng chỉ áp dụng cho tội phạm khác mà thôi". Cùng quan điểm, bạn đọc Nguyên cho rằng "gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Bạn đọc này đặt vấn đề: "Tội nhân đó có nhân đạo với nạn nhân mình không? Có 3 đứa trẻ đấy và tôi cho rằng không. Và nhất định là không nên nhân đạo với kẻ thủ ác tàn nhẫn này" Một bạn đọc khác cũng thẳng thừng: "Không ai muốn nhận tạng của người phạm tội cả cho dù đó là hành động nhân đạo". Bạn đọc Pham Dzoonl cho rằng vấn đề tâm lý rất quan trọng, dù có được hỏi ý kiến trước và đồng ý nhưng không phải ai cũng dễ chấp nhận mà không cảm thấy ám ảnh. Chưa kể người ngoài biết được và "cho rằng ông này, bà nọ mang tạng của thằng tử tù A, B, C thì sống khổ tâm, mặc cảm suốt đời". Và bạn này đề nghị đã loại vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội rồi thì không nên giữ bất kỳ thứ gì của tử tù, cho dù đó là hiến tặng. Độc ác là do suy nghĩ, không phải bởi tim, gan… Những bạn đọc đồng ý với việc cho tử tù được hiến xác, hiến tạng cho rằng việc tự nguyện hiến là suy nghĩ lương thiện cuối cùng của tử tù nên đáng được ghi nhận. Bạn đọc tên Nam nêu lý lẽ: "Hành động độc ác là do giáo dục, môi trường và do suy nghĩ của mỗi con người chứ nào phải cái tim, cái gan, cái thận... Nhân chi sơ tính bổn thiện, cho nên đừng nhìn nhận một cách phân biệt như vậy". Theo bạn đọc này, một cái máy hỏng không đồng nghĩa với con bulông, đai ốc của nó hỏng. Lọ thạch tín có độc hay không là do cách người dùng. "Đừng ích kỷ vì có thể bạn không cần nhưng không hẳn là tất cả không cần. Nếu là tôi, tôi sẽ chấp thuận yêu cầu của anh ta" - bạn đọc Nam nói. Bạn đọc Ngọc Phát cho rằng việc hiến tạng nếu được chấp nhận sẽ không phải chỉ cứu một mạng người mà có thể đem lại sự sống lại cho vài người cần ghép cần tạng. "Trường hợp ghép tạng cứu được một sinh viên giỏi chẳng phải là lợi nhiều cho xã hội, đất nước sao? Một kỹ sư, một nhà nghiên cứu đang đóng góp cho đất nước nhưng họ buộc phải dừng lại thành gánh nặng xã hội nếu được ghép tang và cứu sống thì sao? Cứu thất bại của một người bằng sự thành công của người khác chẳng lẽ không đáng giá?" - bạn đọc Ngọc Phát phân tích. Nên có thêm cách tử hình khác! Cũng đồng ý với việc tử tù thì phải chấp nhận thi hành phán quyết của tòa, song bạn đọc A Quan cho rằng cần thiết nghiên cứu thêm cách tử hình khác để qua đó công lý, luật pháp được thực thi nhưng vẫn cứu được những sinh mạng khác. "Nên vô chuyên khoa chạy thận hoặc khoa cấp cứu để thấy nỗi đau và sự cần thiết của việc hiến tạng cứu người. Chuyện nhận phần hiến tạng nên cho bệnh nhân và người nhà biết, nhận hay từ chối là quyền của họ. Đó mới là nhân văn" - A Quan nói. Bạn đọc HaiKu thì cho rằng nguồn tạng lúc nào cũng thiếu rất nhiều. Nếu là người thân của các bệnh nhân đứng trước lựa chọn sẽ sống nếu nhận tạng tử tù (đủ điều kiện về y tế) và sẽ chết nếu từ chối, chắc chắn ai cũng lựa chọn nhận tạng cho người thân. Theo bạn đọc này, có thể sẽ có ám ảnh về tâm lý, nhưng vẫn có thể đưa vào ngân hàng tạng và luật phải quy định việc cho – nhận tạng không được tiết lộ nguồn gốc. "Còn về biện pháp thi hành án tiêm thuốc hiện tại là tiêm thuốc độc thì nên thay bằng hình thức khác" - bạn đọc HaiKu đề nghị. Bạn đọc Lê Quang Thái cũng cho rằng hiến tạng là hình thức cứu người rất nhân văn, dù người hiến tạng là ai. Một người tử tù xin hiến tạng sẽ dùng chữa cho khoảng 6 người. Như thế người tử tù cũng đỡ ân hận vì lỗi lầm của mình. "Xét về mặt luật pháp chưa phù hợp thì nên sửa luật. Luật là do con người tạo ra thì sẽ sửa được" - Lê Quang Thái nói. Bạn đọc Thơ Thơ: Nhiều người phản đối tử tù hiến tạng với lý do không hề hợp lí chút nào. Thứ nhất: Tử tù đáng tội chết, nhưng bộ phận cơ quan khỏe mạnh của người đó không đáng chết theo. Các bạn đã thấy những bệnh nhân bệnh mãn tính cần cấy ghép cơ quan để tiếp tục sống chưa? Các bạn có biết bệnh nhân suy thận, xơ gan, suy tim...mệt mỏi, suy kiệt vì tốn bao nhiêu tiền của, thời gian chạy chữa chỉ để hi vọng cơ quan/bộ phân đó không bệnh nặng thêm không? Chỉ cần được ghép tạng là cuộc sống họ sẽ thay đổi, tại sao chỉ vì là "tạng của tử tù" mà tước đoạt đi cơ hội sống của họ? Đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, nhận tạng của người tốt hay người xấu, kết quả có khác gì nhau? Thứ hai: Nhiều người cho rằng nhận tạng của tử tù sẽ khiến người nhận thay đổi nhân cách như tử tù, điều này không hề có cơ sở khoa học. Nhân cách được hình thành qua nhiều yếu tố tâm lí, môi trường, xã hội chứ không hề có trong gen hay DNA của tạng! Hơn nữa luật pháp bảo mật danh tính của người hiến tạng, vì thế người nhận sẽ không biết và cũng không cần biết! Thứ ba: Có thể bỏ thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc, cơ thể tử tù sau hiến tạng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khoa học khác. Nguồn: báo tuoitre
theo quan điểm em,giết người phải đền tội,chứ đừng giết người xong là hiến nội tạng hay ngoại tạng là xong,hiến rồi thì người vô tội bị giết đó có sống lại đc hay không,những bộ phận của loại người này chó nó còn k thèm ăn,đừng nói là hiến cho người khác đc sống
Một tử tù tự nguyện hiến tạng của mình để cứu người khác thì người tử tù đó đã có lòng từ bi! Họ biết là họ sẽ chết nên muốn hiến tạng để bù đấp phần nào về tội lỗi của mình! Đức phật dạy '' tất cả do tâm tạo''. Dù không ai muốn nhận tạng của họ nhưng tội của họ vẫn dc giảm sau khi họ chết ! Vì vậy chúng ta nên để họ được toại nguyện! Không những thế chúng ta còn cứu được người khác! Ngày nay người phạm tội tử hình không còn cơ hội dc sống! Còn thời chánh pháp, đức vua phán án tử nhưng chấp nhận đi tu thì thoát án tử! biết đâu người dc nhận tạng đó sau này sẽ thành phật và độ vô lượng chúng sanh! Vì sao? Vì họ sống lại và hối hận nghiệp báo của mình nên họ quyết tâm tu hành rồi giác ngộ! Khi ấy người tử tù kia cũng sẽ dc nhận phước báo! Họ cũng sẽ sớm trả hết nghiệp của mình! Tìm người tử từ khác có sự tự nguyện như vậy thật hiếm hoi vì tâm họ kg dc như vậy! Còn người bị họ giết thì sao!luật nhân quả luôn công bằng nên khi người này chết sẽ dc vua diêm la phán xử! Có vay có trả đó là quy luật xưa nay!
các a chắc chưa hiểu quá. hiến tạng để cứu người trước khi tử hình chứ k phải hiến tạng xong dc tự do đâu.
sử bắn cũng nát nội tạng, tiêm thuốc độc sao lấy nội tạng dc, mà lấy trước thì kêu là giết người, thằng này đem đốt là chắt chắn
Em thấy tử tù hiến tạng là đều tốt mà , người ta có lỗi khi chết củng muốn bù đắp j cho xh hội để đc thanh thảng, vd mấy anh ko đồng tình lở như người thân của bạn bị bệnh 1 trong những loại bệnh ko có người hiến tặng thì sau ? Trong con người mỗi chúng ta ai củng có 1 phần con quỷ dzữ tồn tại , nếu ko pit kiềm chế thì quỷ dzữ sẽ lấn át và làm đều sai trái ....em đây , vốn bản tính hiền lành làm ăn luong thiện , cách đây 2 nngày có thay mh ss j1 2016 cho ông chú kia 550k giá mh nhập 450k, xài 3 ngày sau đem vô kêu bh kt thấy mh rơi bể kính ngoài đổ mực còn lên nửa mh. Chú ơi mh chú làm rơi vở rồi con ko bh đC, khách đm mày làm ăn j kì zay tao thay có 3 ngày mày phải bh , giải thix blabla ko chịu nghe đứng chửi hoài , đm nóng máu xách cái mỏ lếch dí ổng chạy vòng vòng , kịp bình tỉnh ko khéo quỷ dzữ trội dậy cho lão 1 pháy giờ này đi tù roi . Vốn dĩ con người chúng ta ai củng lương thiện 1 phút ko kìm chế hay do môi trường tác động thì biến ta thành kẻ thủ ác ....em nói zay ae thấy đúnhg cho em 1 like nhé
Hiến hay buôn bán là 1 vấn đề ai sẽ kiểm soát. Nội tạng có giá trị rất cao,1 mạng người cả tỷ bạc. RỒi biết đâu sẽ có nhiều án tử hơn. Bắn chôn là chuyện khác và có tiền lại là câu chuyện khác.
khi các bác có người nhà cần ghép tạng thì mới hiểu có nên cho họ hiến không nhé, các bạn không cần thì người khác cần, ok
Rồi mai kia thận của ông bị bể nát, cần thay thế mà không có, chỉ có lựa chọn thay của thằng tù hoặc là chết xem ông chọn thế nào? Nó hiến tạng chứ có phải nó không đền tội đâu mà bảo "hiến tạng là xong". Trước khi cmt thì lắp não vào đã nhé!
xạo loz là có thật "Một bạn đọc khác cũng thẳng thừng: "Không ai muốn nhận tạng của người phạm tội cả cho dù đó là hành động nhân đạo" sắp chết tới thì xin lỗi chứ tạng động vật ghép đc nó cũng ghép chớ ở đó nói mồm. tạng đâu xó in tên tuổi trên đó đâu mà mặc cảm. ức chế
có nhiều anh phán rất hay : tội phạm giết người làm nhiều tội ác thì không ai nhận nội tạng hay không xứng đáng đc hiến nội tạng của minh. Các anh khỏe mạnh thì các anh mạnh miệng lắm! thử các anh hay người thân đang sống trong cảnh đau đớn , tính mạng ngàn cân treo sợi tóc cần đc ghép gan ,thận hay tim... thì tôi nói thật " câu nói có hơi thô 1 xíu " nếu ghép nội tạng heo hay bò vào mà sống được bình thường thì củng ghép rồi ! rất oải mấy thanh niên lúc nào củng đạo đức này nọ nhưng bạn có biết người bệnh họ đang sống đau đớn , khổ sở...họ làm gì nên tội! sao chúng ta không nghĩ cho họ.