Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì: Câu trả lời có trong 7 nhóm dưỡng chất sau

Thảo luận trong 'CHUYỂN ĐỀ SỨC KHỎE' bắt đầu bởi NguyenLong248, 14/2/19.

  1. 14/2/19 lúc 09:11

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    8,960
    Được thích:
    7,314
    Zalo_ScreenShot_14_2_2019_26263.

    Số người mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm ngày một gia tăng. Vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Câu trả lời có trong bài viết sau.


    Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì được xem là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân, bởi lẽ dinh dưỡng cũng góp một phần không nhỏ trong việc hạ giảm bệnh. Dưới đây là 7 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và bệnh lý cơ xương khớp nói chung.

    Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì: Câu trả lời có trong 7 nhóm dưỡng chất sau

    Khi nhắc đến sức khỏe xương khớp, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến khoáng chất quan trọng này. Canxi đặc biệt cần thiết cho sự phát triển hệ xương ở trẻ em và người già, bởi lẽ lúc này mật độ xương đã suy giảm dần. Bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể giúp phòng ngừa các bệnh viêm xương khớp, hỗ trợ xương chóng hồi phục sau các chấn thương, té ngã.

    Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhớ rằng, việc bổ sung quá mức hàm lượng canxi cho cơ thể, ngược lại, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần bổ sung ở mức vừa đủ với thể trạng của mình và kết hợp cùng các dưỡng chất khác, không chỉ riêng canxi, để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nhé.
    Canxi có nhiều trong các loại loại rau ăn lá có màu xanh đậm như cải xoăn, cải thìa, một số loại cá như cá hồi, hạnh nhân, cam, đậu hũ, mật mía…

    Magiê

    Magiê là khoáng vi lượng thiết yếu đối với sự phát triển cấu trúc hệ xương và là khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng hóa sinh trong cơ thể chúng ta. Nếu lượng magiê trong máu giảm, cơ thể sẽ lấy magiê từ xương.

    Thiếu hụt magiê là tình trạng thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân. Việc bổ sung kịp thời magiê có thể giúp duy trì mật độ xương ổn định và ngăn ngừa các bệnh lý cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm. Khoáng chất này còn giúp các nhóm cơ trong cơ thể thêm khỏe mạnh và thư giãn, từ đó hỗ trợ tốt cho xương sống.

    Magiê được tìm thấy nhiều trong các loại rau ăn lá màu xanh, cá, các loại đậu và hạt, bơ, yogurt, chuối và chocolate đen.
    Nếu vẫn đang phân vân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì bạn đừng bên bổ sung các loại thực phẩm trên trong bữa ăn nhé.

    Vitamin D3

    Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thụ canxi, một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của xương khớp. Nếu không hấp thụ đủ vitamin D, xương trở nên yếu, mầm và dễ gãy. Thiếu hụt vitamin D là tình trạng khá phổ biến. Bác sĩ sẽ giúp bạn làm xét nghiệm máu để kiếm tra mức độ vitamin D trong cơ thể.

    Vitamin D tìm thấy trong một số ít nguồn thực phẩm tự nhiên như các loại cá béo (cá hồi), gan và lòng đỏ trứng. Ánh nắng mặt trời buổi sáng cũng là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt cho cơ thể.

    Vitamin K2

    là khoáng chất chủ đạo trong các loại khoáng chất tốt cho xương. Vitamin K1 có nguồn gốc từ thực vật và được các lợi khuẩn trong đường ruột chuyển đổi thành vitamin K2.

    Vitamin K2 được tìm thấy trong phô mai, lòng đỏ trứng, các loại thịt, sản phẩm bơ sữa và nguồn vitamin K1 thường có trong các loại rau ăn lá màu xanh như cải bó xôi, cải xoăn và bông cải xanh…

    Vitamin C

    Vitamin C là thành phần không thể thiếu trong sự hình thành collagen, dưỡng chất giúp kết nối các cơ quan trong cơ thể với nhau. Nó được tìm thấy trong xương, cơ, da, gân, dây chằng… Vitamin C còn đóng vai trò là chất chống oxy hóa. Hấp thụ đủ vitamin C giúp quá trình hồi phục các vết thương ở gân, mô, cơ, dây chằng, đĩa đệm diễn ra nhanh chóng hơn.

    Collagen

    Collagen chiếm tới 30% trọng lượng khô của xương. Để hình thành collagen, cơ thể cần đến các loại amino axit và vitamin C.

    Glucosamine

    Glucosamine là một loại amino axit được tìm thấy trong sụn và mô liên kết. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, loại axit này rất quan trọng cho sự dẻo dai của sụn và các mô đĩa mềm ở xương sống.
    Như đã nói, chế độ ăn uống chỉ góp một phần trong quá trình điều trị. Bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống mới là người hiểu rõ nhất về bệnh, cũng như biết các phương pháp điều trị bệnh dứt điểm mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

    Trị liệu thần kinh cột sống cùng với các bài tập vật lý trị liệu và một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn đối phó hiệu quả với bệnh đấy. Vì vậy, bạn đừng quên bổ sung 7 dưỡng chất trên trong khẩu phần ăn của mình nhé.
     

Chia sẻ trang này