Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Mảng cloud của Amazon, Google, Microsoft thực ra là họ làm gì?

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 23/11/19.

  1. 23/11/19 lúc 15:51

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    8,876
    Được thích:
    7,254
    [​IMG]

    Anh em chắc cũng nghe nhiều về việc Amazon có mảng kinh doanh về cloud, hay còn gọi là Amazon Web Services (AWS). Rồi Microsoft, hay Google cũng thế. Những mảng cloud mới này đều đang đem về rất nhiều tiền cho các hãng. Nhưng mấy cái cloud này không chỉ là các dịch vụ lưu trữ như Google Drive, OneDrive, nó là một thứ lớn hơn rất nhiều.

    Nền tảng cloud mà Amazon đem đi kinh doanh có tên là Amazon Web Services (AWS), của Google là Google Cloud Platform (GCP), còn của Microsoft gọi là Microsoft Azure.

    Về cơ bản thì những dịch vụ này cung cấp cho bạn hạ tầng để chạy các ứng dụng, các trang web, các hệ thống nói chung. Như truyền thống (on-premise) thì nếu bạn muốn vận hành 1 website thì bạn phải tự mua server về, tự thuê chỗ, tự cấu hình nó, tự quản lý và vận hành nó, cùng lắm là đi thuê dịch vụ máy chủ. Nhưng như vậy thì bạn phải tốn nhiều công sức, chi phí cho chuyện này, chưa kể bạn phải đi thuê nhân viên có hiểu biết về những thứ trên.
    [​IMG]

    Tương tự, nếu bạn muốn lưu trữ hình ảnh mà người ta upload lên website của bạn thì bạn phải có ổ cứng gắn vào server. Lỡ ổ cứng bị đầy mà không kịp thay thì hệ thống chết, hoặc lúc nào bạn cũng phải "mua dư" sẵn vài trăm GB ổ cứng nhằm dự phòng.

    Cloud xuất hiện như là một giải pháp để "quản lý giùm bạn". Bạn chỉ cần tập trung vào việc chính của mình - là phát triển và vận hành website - còn chuyện bên dưới để Amazon, Google, Microsoft làm giùm bạn. Bạn cần một con server 4 nhân CPU và 8GB RAM? Ok chuyện nhỏ, click vài cái clock chuột là đã có một cái server sẵn sàng chạy. Thậm chí các hãng nói trên còn có luôn dịch vụ vận hành web mà không cần server luôn (serverless), bạn chỉ cần đưa mã nguồn website của mình là mọi thứ tự chạy. Dịch vụ lưu trữ cũng thế, bạn không cần quan tâm dung lượng gì luôn, người dùng cứ upload thoải mái. Bạn chỉ việc trả tiền thôi :D

    Không chỉ server, các nhà cung cấp cloud còn cung cấp luôn cả dịch vụ về cơ sở dữ liệu, hệ thống cache, cơ chế lưu trữ (thay vì bạn dùng ổ cứng thông thường), các dịch vụ phân tích dữ liệu... Những thứ phức tạp này tự bạn ngồi tự cài, tự cấu hình, tự nối các server với nhau... thì cũng sẽ ra được cái giống vậy thôi, nhưng sẽ tốn công sức, thời gian và tiền bạc nhiều hơn, vì bạn chỉ ngồi làm cho công ty, cho dự án của bạn. Còn AWS hay GCP họ làm một lần để cả trăm nghìn khách hàng sử dụng nên chi phí mỗi khách trả sẽ thấp hơn, lại còn tận dụng được hạ tầng khổng lồ của mấy công ty này nữa.

    À, Amazon còn cung cấp cả dịch vụ vệ tinh trên cloud nữa đó, kinh thiệt.
    [​IMG]

    Nhìn chung thì các nhà cung cấp giải pháp cloud luôn nói rằng họ sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí so với việc tự quản lý, bảo trì những thứ như server, và thường thì cái này đúng, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Câu chuyện chi phí vận hành là câu chuyện dài mà chúng ta sẽ không nói nhiều trong bài này :D

    Ngoài ra, các nền tảng cloud còn có khả năng scale, tức là mở rộng hệ thống, và chỉ mở rộng khi cần, sau đó tự teo lại để giảm chi phí. Ví dụ, ngày thường thì lưu lượng vào Tinh tế ổn định, cứ từ từ thong thả, thì chỉ cần 4 server là đủ đáp ứng. Nhưng vào các ngày hot, ví dụ đêm ra mắt iPhone, ngày ra mắt Bphone hay Galaxy Note thì lưu lượng sẽ tăng lên cao, thì sẽ cần tới 7-8 server mới đủ đáp ứng. Chưa kể có vài bữa có gì đó hot bất ngờ thì cũng cần thêm server để cân bằng tải, tránh 1 server bị quá tải.

    Vấn đề là nếu lúc nào cũng cho chạy 8 server thì mấy mod Tinh tế cạp đất mà ăn, nên bình thường sẽ chỉ chạy 4 server thôi, khi nào thấy traffic tăng cao thì nhà vận hành cloud sẽ tự tăng thêm x server tùy theo thiết lập. Nếu traffic tăng ít thì chỉ cần thêm 1 server, tăng nhiều thì thêm 4 server. Mọi thứ đều được tự động hóa, không có người can thiệp, người chỉ làm khúc đầu thôi. Và sau khi đã qua giai đoạn "bão" thì các server sẽ tự động tắt bớt đi để không phải trả quá nhiều tiền.

    Hiện tại ở Việt Nam cũng có một số công ty cung cấp giải pháp cloud, ví dụ như VNG, CMC, tuy nhiên ở quy mô và nhiều tính năng, nhiều dịch vụ như AWS hay GCP hay Azure thì không có ông nào làm được, chắc cũng còn lâu lắm mới đạt tới khả năng đó.
     

Chia sẻ trang này