Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Lần đầu tiên tạo ra "máu nhân tạo" trong phòng thí nghiệm từ tế bào gốc

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 21/5/17.

  1. 21/5/17 lúc 08:09

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    8,957
    Được thích:
    7,313
    Lần đầu tiên trong lịch sử các nhà khoa học có thể tạo ra máu “nhân tạo” từ các tế bào gốc, mở ra một cánh cửa đầy triển vọng giúp chữa các căn bệnh về máu, đặc biệt là bạch cầu bằng chính tế bào của bệnh nhân thay vì dùng biện pháp ghép tủy từ người hiến tặng. Tất nhiên, cách làm này còn có thể được dùng để tạo ra máu trên quy mô lớn cho các ngân hàng máu, giúp bớt phụ thuộc vào nguồn máu được hiến tặng từ các tình nguyện viên.

    thieu-mau-huyet-tan.

    Carolina Guibentif tại Đại học Cambridge, người không tham gia vào nghiên cứu nhận định: “Đây là một thành công lớn. Nếu bạn có thể tự tạo ra các tế bào này trong phòng thí nghiệm bằng những cách an toàn với hiệu suất cao thì bạn sẽ không cần phải lệ thuộc vào nguồn hiến tặng nữa.” Về cơ bản thì trong cơ thể người khỏe mạnh, các tế bào gốc tạo máu nằm trong tủy xương, nơi chúng liên tục bổ sung lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu huyết cầu.

    Nếu như các tế bào nói trên không hoạt động hiệu quả, nguồn cung cấp sẽ bị thiếu hụt các tế bào máu và kết quả là các mô trong cơ thể không dượcd cung cấp đủ oxy. Điều này có thể gây nên những căn bệnh nguy hiểu nếu các cơ quan trong cơ thể như tim bị ảnh hưởng. Ở trường hợp khác, các tế bào máu cũng có thể bị phá hủy bởi quá trình xạ trị để chữa bệnh bạch cầu hoặc các loại ung thư khác.

    Trước đây thì biện pháp khả thi nhất dành cho các bệnh nhân này chính là ghép tủy từ người hiến tặng khỏe mạnh với đầy đủ các tế bào gốc tạo máu. Tuy nhiên, việc tìm ra người phù hợp không phải là dễ dàng bởi tỷ lệ phù hợp đối với người thân bệnh nhân cũng chỉ có 1/4, còn người lạ thì cơ hội tìm thấy tủy phù hợp là 1 phần triệu. Rõ ràng là như mò kim đáy bể.

    Trong nỗ lực nhằm tạo ra các tế bào máu trong phòng thí nghiệm, George Daley, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học y khoa Harvard, đã bắt đầu bằng cách tế bào gốc toàn năng vốn có khả năng phát triển thành hầu như toàn bộ các tế bào trong cơ thể. Vấn đề đặt ra là họ phải tìm được các loại hóa chất có thể kích hoạt các tế bào này chuyển hóa thành tế bào gốc tạo máu.

    Dựa trên kết quả nghiên cứu về các gen có liên quan tới quá trình tạo máu, các nhà nghiên cứu đã xác định được những loại protein kiểm soát các gen này và cho nó vào các tế bào gốc của chúng. Sau khi thử nghiệm nhiều cách kết hợp các loại protein, họ tìm thấy 5 nhóm có thể kích hoạt các tế bào gốc toàn năng biến thành tế bào gốc tạo máu. Khi áp dụng cách làm này trên chuột, cơ thể chúng đã có thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu và bạch cầu và cả tiểu huyết cầu.

    Kỳ thực, đây không phải là nhóm nghiên cứu đầu tiên tiến hành các nghiên cứu tạo ra máu trong phòng thí nghiệm. Một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học Y Weill Cornell đã đạt được thành công tương tự bằng cách sử dụng những tế bào gốc lấy từ loài chuột. Cách làm của họ là lấy các tế bào từ thành phổi của chuột dựa trên ý tưởng là các tế bào tương tự trong phôi thai có thể hình thành nên các tế bào máu đầu tiên trong cơ thể. Kết quả nhóm đã xác định được 4 yếu tố có thể kích hoạt quá trình chuyển hóa từ tế bào phối thành tế bào máu.

    Theo giáo sư Guibentif, trên đây đều là những nghiên cứu mang tính đột phá, điều mà nhiều năm qua các nhà khoa học đã mơ ước, góp phần cứu sống hàng triệu tín mạng trên khắp thế giới. Tuy nhiên các tế bào máu gốc ra trong phòng thí nghiệm của Đại học Weill Cornell vẫn chưa sẵn sàng sử dụng. Nguyên nhân là dù những con chuột trong thử nghiệm vẫn sống khỏe mạnh nhưng vẫn có khả năng các tế bào sẽ bị biến đổi và sinh ung thư. Bởi thế các nhà khoa học thừa nhận rằng chúng vẫn chưa thể thật sự tạo ra máu một cách hiệu quả trong cơ thể.

    Dù vậy, nhóm nghiên cứu của Daley tin rằng họ đã hoàn thiện quá trình tạo máu trong cơ thể, tạo ra được các tiểu huyết cầu và các tế bào bạch cầu có thể sử dụng được trong bệnh viện. Các dạng tế bào này không có nhân, bởi thế nên chúng không thể phân chia và có thể gây ung thư. Nhóm hy vọng rằng kỹ thuật của họ có thể sẽ được hoàn thiện và sử dụng trong vài năm tới.
    Tham khảo NS
     

Chia sẻ trang này