Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Điếu văn cho iTunes và kỷ nguyên MP3

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 13/6/19.

  1. 13/6/19 lúc 11:24

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    8,960
    Được thích:
    7,314
    [​IMG]

    Apple cuối cùng cũng đã khai tử iTunes sau nhiều năm và điều này chắc sẽ là hơi thở hấp hối của kỷ nguyên MP3. iTunes có thể không được quá nhiều người yêu thích, tuy nhiên nếu trải qua các thời kỳ từ Minidiscs, CDs, iPods, Napster, MySpace, máy nghe nhạc cầm tay hay đi club nhạc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy giống như mình đang dần mất đi những kỷ niệm đẹp. Nó cũng gần như tương tự với việc 1 phần cuộc đời của chúng ta đã thực sự trôi qua.

    [​IMG]

    Fan Android dường như không quá quan tâm đến sự tồn tại của iTunes, nhưng có 1 điều quan trọng nên biết rằng chính iTunes là lý do khiến MP3 có thể phát triển và vượt qua các định dạng khác về sự thông dụng. Trở lại những năm 2000, thị trường máy nghe nhạc MP3 cầm tay đã bùng nổ cực kỳ mạnh mẽ trong thời gian ngắn, có chăng chỉ các phương thức phân phối nhạc bản quyền bị giới hạn mà thôi.

    Nhạc MP3 lậu (không bản quyền) ngày càng được chia sẻ đầy rẫy, và phương thức kiếm tiền duy nhất là bán máy nghe nhạc MP3 để làm phương tiện nghe nhạc cho khách hàng. Sau khi RIAA (Recording Industry Artists of America) thua kiện Diamond với chiếc máy nghe nhạc MP3, cánh cửa đã chính thức được mở rộng cho các nhà sản xuất máy nghe nhạc thu lợi.

    Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những bên chia sẻ MP3 được bảo vệ. Napster là dịch vụ chia sẻ P2P được rất nhiều người sử dụng để download nhạc, nhưng nó cũng không hoàn toàn là hợp pháp. Đây giống như là 1 lỗ hổng của thị trường mà ai có tầm nhìn xa hơn và đủ sức lấp đầy thì chắc chắn sẽ thành công.

    [​IMG]

    Khoảng năm 2001, Apple là cái tên lớn nhất cung cấp dịch vụ tải nhạc, sau đó mới bắt đầu xuất hiện các đối thủ khác như Amazon hay MySpace. Napster cũng sống sót đến năm 2001 rồi sau đó đóng cửa vì lý do bản quyền, tuy nhiên nhu cầu nhạc số của người dùng lúc đó vẫn chưa có dấu hiện dừng lại mà thậm chí còn tăng cao hơn nữa. Nhận thấy cơ hội này, Apple mở ra hướng đi mới bằng cách cho ra đời chiếc máy nghe nhạc iPod, đồng thời bán nhạc hợp pháp qua dịch vụ iTunes.

    iPod tương thích với cả MacOS và Windows, đi kèm cùng giá bán nhạc không quá đắt đỏ đã giúp thị trường nhạc số lớn mạnh nhanh chóng. Do iPod chỉ làm việc với iTunes nên đây trở thành cách phân phối nhạc duy nhất và có thể được kiểm soát khá dễ dàng. Có thể nói Apple là nhân tố chính có công lôi kéo sự quan tâm của người Mỹ với thị trường nhạc số trong những năm 2000.

    MP3 dĩ nhiên không thể đạt được chất lượng âm thanh tốt như CD, bù lại nó tiện lợi hơn ở nhiều mặt khác. Người ta chuyển từ phương thức mua đĩa để nghe nhạc sang thuê dịch vụ, giúp chi phí bỏ ra thấp hơn mà vẫn có thể nghe những gì mình thích. Sau các nội dung phim số, nhạc số đã tiếp bước rất nhanh chóng.

    Sự ra đời của hình thức stream qua mạng

    Có thể nói cái chết của iTunes vào 1 ngày nào đó là điều có thể hình dung được. Khi hình thức stream nhạc qua mạng xuất hiện, nó nhanh chóng thống lĩnh thị trường nhạc và ngày càng thu hẹp dần lợi nhuận của các hình thức phân phối nhạc khác, trong đó gồm đĩa vật lý và hình thức tải về (download). Theo thống kê từ RIAA, từ năm 2015~2018, lợi nhuận của các dịch vụ stream nhạc tăng từ 2.3 tỷ USD lên đến 7.4 tỷ USD, trong khi hình thức download giảm từ 2.3 tỷ USD xuống chỉ còn 1 tỷ USD. Giới phân tích nhanh chóng thấy được cái chết không thể tránh được của iTunes, nhất là khi cha đẻ Apple của nó là kẻ luôn rất thức thời về cả công nghệ lẫn kinh doanh.

    [​IMG]

    Stream nhạc có cái lợi không thể chối cãi là bạn có thể sử dụng nó ở bất cứ đâu miễn là có kết nối mạng, bỏ qua được các rắc rối về phần cứng như máy nghe đĩa hay bộ nhớ lưu trữ, hoặc chi li hơn là việc phải phân loại các album nhạc bằng tay. Chỉ cần đăng ký thuê bao là hầu như bạn có thể nghe bất cứ bài nhạc nào mình muốn, tất cả chỉ với 1 nút bấm.

    Thế thì vì sao iTunes sống sót lâu đến như vậy? Chính là nhờ chiếc iPod. Và thật ngạc nhiên khi thấy iTunes bị khai tử nhưng iPod vẫn nhởn nhơ, tuy nhiên điều này có thể sẽ không kéo dài được lâu. Phải công nhận 1 điều rằng những chiếc smartphone hiện nay đang dần dần thống lĩnh thị trường giải trí số, nghĩa là mảng máy nghe nhạc chuyên dụng đang phải rất vất vả để chống lại "sự xâm lược" này. Dân audiophile có thể sẽ muốn có riêng 1 chiếc máy nghe nhạc cao cấp cho nhu cầu thưởng thức nhạc, bù lại đối với người dùng tầm trung và không chuyên thì họ chỉ cần chiếc smartphone là đủ cho hầu hết (hay tất cả) nhu cầu giải trí của mình. Apple trước mắt sẽ tiếp tục cho ra đời thêm chiếc iPod mới trong năm nay, tuy vậy nó sẽ khó có thể giúp tình hình khả quan hơn chút nào.

    [​IMG]

    Hồi năm 2013 nhằm tìm kiếm hướng phát triển mới cho iTunes, Apple quyết định mua lại Beats, tuy nhiên chủ yếu chỉ để sở hữu dịch vụ stream nhạc MOG (sau đó trở thành Beats Music) của thương hiệu này. Beats Music được đánh giá chính là tiền thân của Apple Music hiện nay. Với giá mua "trọn gói" 3 tỷ USD, Apple đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như nhân lực cần thiết để có thể phát triển riêng cho mình 1 dịch vụ stream nhạc, thay vào đó là vsử dụng những gì có sẵn và phát triển tiếp trên nền móng đó. Đầu tư rất sớm vào mảng stream nhạc là quyết định vô cùng đúng đắn của Apple.

    [​IMG]

    Tiếp theo sẽ là gì?

    Công nghệ kết nối mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó mới nhất là mạng 5G, sẽ càng giúp mô hình stream nhạc qua mạng nở rộ hơn. Băng thông được cải thiện càng giúp stream nhạc chất lượng cao tốt hơn, phần nào làm lu mờ ranh giới giữa nhạc số với các định dạng vật lý. Cuộc chiến định dạng nhạc số có thể đã kết thúc, thay vào đó là loại hình đăng ký dịch vụ stream nhạc qua mạng tiện lợi hơn nhiều.
    Nguồn androidauthority
     
    taydola1983 thích bài này.

Chia sẻ trang này