Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Cơm trắng và các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người

Thảo luận trong 'CHUYỂN ĐỀ SỨC KHỎE' bắt đầu bởi lamnguyen12345, 27/12/18.

  1. 27/12/18 lúc 11:42

    lamnguyen12345

    Junior Member

    lamnguyen12345
    Tham gia:
    27/12/18
    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Là một phần "không thể thiếu" trong bữa ăn chính hàng ngày của người Việt, "cơm trắng" đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta từ khi lọt lòng cho đến khi trưởng thành; là hình ảnh không thể thiếu của bữa sáng, bữa trưa, bữa tối tại Việt Nam. Và hiện nay, cơm trắng còn là nguồn tinh bột phổ biến tại rất nhiều nước trên thế giới.
    [​IMG]
    Nhưng liệu cơm trắng có thật sự tốt chúng ta?

    1. Cơm trắng và các nghi vấn về ảnh hưởng tới sức khỏe con người

    Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng cơm trắng là thực phẩm không lành mạnh. Cơm trắng được nấu từ hạt gạo sau khi đã được xử lý và tách hết vỏ và cám. Tuy nhiên, lớp vỏ và cảm lại được cho là phần chứa nhiều dinh dưỡng hơn cả. Chính vì vậy, sau khi được xử lý để cho ra gạo trắng, lượng dinh dưỡng còn lại là không nhiều.

    Vì thế, nhiều người còn cho rằng gạo trắng là carb rỗng vì nguồn dinh dưỡng chính đã bị "tước đi" sau quá trình chế biến. Nhưng hiện nay, vấn đề này cũng dần được khắc phục khi nhiều công ty sản xuất gạo đã làm giàu gạo trắng với các dinh dưỡng bổ sung như vitamin B, axit folic, thiamine.v.v. trong quá chính chế biến để tăng lượng dinh dưỡng mà gạo trắng có thể đem lại.

    2. Cơm trắng - Thực phẩm với chỉ số Glycemic Index cần chú ý, đặc biệt là với những người mắc tiểu đường

    GI là một chỉ số nhiều người cần quan tâm vì nó cho biết ảnh hưởng cũng như tốc độ mà một loại thực phẩm có thể gây ra cho chỉ số đường huyết của chúng ta.

    [​IMG]

    Thông thường, các loại thực phẩm/ sản phẩm có chỉ số GI trung bình từ 60 trở lên là những loại thực phẩm ta cần cực kì chú ý vì chúng sẽ không tốt cho lượng đường trong máu của chính chúng ta, gây ra các tác động tiêu cực cho cơ thể, đặc biệt là những người có bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Ngược lại, thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với sự tăng chậm của lượng đường trong máu.

    Và có một điều mà bạn cần biết, là gạo trắng có chỉ số GI trên mức trung binh (khoảng 64). Chính vì thế, nhiều bác sĩ cho rằng ăn nhiều cơm trắng có thể dẫn đến khả năng cao bị mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2.

    Ví dụ: theo các kết quả nghiên cứu quan sát đối với hơn 300.000 người, các nhà khoa học nhận thấy rằng những cá nhân ăn cơm trắng thường xuyên là nhóm có khả năng "gặp" phải bệnh tiểu đường cao hơn những người ít ăn hoặc không ăn bao giờ. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những người ăn cơm trắng hàng ngày sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người bình thường khoảng 11-13%.

    3. Hội chứng chuyển hóa - Vấn đề cần được lưu ý

    Hội chứng chuyển hóa bao gồm một nhóm các bệnh lý không tốt cho sức khỏe. Nhưng nguy cơ gây ra bởi hội chứng chuyển hóa gồm có:
    • Tăng cân
    • Nồng độ triglyceride trong cơ thể quá cao
    • Cao đường huyết
    • Cao huyết áp
    • Chỉ số cholesterol LDL xấu ở mức cao, chỉ số cholesterol HDL ở mức thấp
    Theo các nhà khoa học, châu Á - khu vực tiêu thụ gạo trắng nhiều nhất trên thế giới, là khu vực có nhiều người mắc hội chứng chuyển hóa nhiều nhất.

    4. Có nên thay thế gạo trắng với gạo lứt trong chế độ ăn hàng ngày?

    Nhiều nhà khoa học cho rằng chúng ta nên bắt đầu thay thế gạo trắng bằng gạo lứt để hưởng nhứng lợi ích tốt tới sức khỏe của bản thân.

    [​IMG]

    Gạo lứt là loại gạo không loại bỏ cám mà chỉ loại bỏ phần vỏ. Chính vì thế gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng tốt cao hơn gạo trắng rất nhiều. Ngoài ra, gạo lứt cũng có chỉ số GI thấp hơn so với gạo trắng (chỉ số GI của gạo lứt là 55). Đặc biệt, gạo lứt còn giúp hỗ trợ giảm cân, đồng thời ít gây ra các vấn đề về hội chứng chuyển hóa cho người dùng.

    Bạn đọc có thể tham khảm thêm các vấn đề về sức khỏe tại dichvuseohieuqua
     

Chia sẻ trang này